Bé 1 tuổi nên uống sữa gì? Câu trả lời từ góc nhìn chuyên môn

Cần dựa trên độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, khả năng tiêu hóa và tình trạng sức khỏe của từng bé.

Quỳnh Trang , Nguyễn Thắm 08 tháng 04, 2025 - 17:06 (GMT +07)   Bé 1 tuổi nên uống sữa gì? Câu trả lời từ góc nhìn chuyên môn

Cách chọn sữa cho bé 1 tuổi là điều khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn khi con bước vào “giai đoạn chuyển mình” từ sữa mẹ hoặc sữa công thức giai đoạn sơ sinh sang chế độ ăn phong phú hơn. Đây là thời điểm trẻ phát triển mạnh về thể chất, trí não và hình thành thói quen ăn uống lâu dài, nên việc lựa chọn loại sữa phù hợp là yếu tố then chốt để hỗ trợ bé phát triển toàn diện.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng ở độ tuổi này, phân biệt các loại sữa phổ biến trên thị trường và đưa ra những tiêu chí khoa học – khách quan để chọn đúng loại sữa phù hợp nhất cho bé yêu nhà mình.

Bé 1 tuổi cần sữa gì?

Khi bé tròn 12 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Lúc này, bé không còn hoàn toàn phụ thuộc vào sữa như trong 6 tháng đầu đời. Trẻ bắt đầu ăn được nhiều loại thực phẩm hơn, tập làm quen với bữa ăn gia đình, và vì thế sữa không còn là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể loại bỏ sữa ra khỏi khẩu phần ăn của bé.

Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), ở giai đoạn từ 12 tháng đến 2 tuổi, trẻ vẫn cần khoảng 300–500ml sữa mỗi ngày, tương đương khoảng 1–2 ly, để đảm bảo cung cấp đủ canxi, chất béo, vitamin D và năng lượng – những yếu tố rất cần thiết cho quá trình phát triển xương, răng, não bộ và hệ miễn dịch.

Dưới đây là các loại sữa phổ biến được khuyến nghị cho bé 1 tuổi, mỗi loại có ưu – nhược điểm riêng tùy vào thể trạng và nhu cầu của từng trẻ:

cách chọn sữa cho bé 1 tuổi 1 (1)
Các loại sữa cho 1 tuổi

1. Sữa công thức cho bé từ 1 tuổi (thường là số 3)

Đây vẫn là lựa chọn phổ biến với trẻ từ 12 tháng, đặc biệt nếu bé biếng ăn, chậm tăng cân hoặc cần bù dinh dưỡng. Sữa công thức số 3 giàu canxi, DHA, vitamin D, sắt, kẽm và thường bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa.

Ưu điểm là dễ kiểm soát dinh dưỡng, nhưng một số bé có thể không hợp (gây táo bón, đầy bụng), và nếu dùng quá nhiều có thể khiến bé chán ăn. Giá cũng cao hơn so với sữa tươi.

2. Sữa tươi nguyên kem (UHT hoặc thanh trùng)

Từ 1 tuổi, bé có thể dùng sữa tươi nguyên kem – theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP). Sữa tươi giàu chất béo, protein, canxi, vitamin B12, tốt cho phát triển não và xương.

Lưu ý chọn sữa nguyên kem, không dùng loại tách béo quá sớm. Vì sữa tươi ít sắt hơn sữa công thức, cần bổ sung sắt qua chế độ ăn hàng ngày.

3. Sữa hạt hoặc sữa thực vật – chỉ khi có chỉ định

Các loại sữa như hạnh nhân, yến mạch, đậu nành… chỉ nên dùng khi bé bị dị ứng sữa bò hoặc ăn chay theo chỉ định. Chúng thường thiếu đạm, canxi, chất béo – trừ khi được tăng cường vi chất.

Nếu dùng, nên chọn loại không đường, có bổ sung canxi và vitamin D, và tham khảo bác sĩ dinh dưỡng trước khi thay thế hoàn toàn sữa bò.

Kinh nghiệm chọn sữa cho bé 1 tuổi đúng khoa học

Không chỉ là chuyện chọn loại sữa nào ngon hay bé chịu uống, mà còn liên quan mật thiết đến nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ theo từng giai đoạn. Dưới đây là một số cách chọn sữa cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học, giúp ba mẹ yên tâm hơn trong hành trình nuôi con.

Thành phần dinh dưỡng cân đối

cách chọn sữa cho bé 1 tuổi 2-1
Bổ sung đủ chất

Trẻ 1 tuổi cần một loại sữa giàu năng lượng, giàu chất béo tốt, có protein chất lượng cao nhưng không quá dư đạm để tránh gây áp lực lên thận. Sữa nên cung cấp đủ canxi, vitamin D, sắt, kẽm, các acid béo thiết yếu như DHA, ARA, hỗ trợ phát triển trí não và hệ thần kinh.

Đặc biệt, ba mẹ nên để ý hàm lượng đường bổ sung (added sugar). Một số loại sữa công thức hoặc sữa nước có thể chứa đường tinh luyện quá mức – điều này không nên có trong sữa cho trẻ nhỏ.

Nhu cầu dinh dưỡng:

  • Protein: Tiếp tục cần cho phát triển thể chất.
  • Chất béo: Đặc biệt DHA, ARA cho não bộ và thị giác.
  • Vitamin và khoáng chất: Canxi, Vitamin D cho xương; Sắt, Kẽm cho máu và miễn dịch; Vitamin A, C, nhóm B cho nhiều chức năng khác.
  • Chất xơ: Hỗ trợ tiêu hóa khi bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Hàm lượng đường: Cần kiểm soát, tránh quá ngọt.

Nguồn protein và chất béo phù hợp

Đối với sữa công thức: Nên chọn loại có whey protein nhiều hơn casein, dễ tiêu hóa hơn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Các loại có bổ sung chất béo tốt từ dầu thực vật như dầu hạt hướng dương, dầu hạt cải… cũng là điểm cộng.

Đối với sữa tươi: Nên chọn sữa tươi nguyên kem thay vì sữa tách béo, vì trẻ cần chất béo để phát triển não bộ và hấp thu vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).

Khả năng tiêu hóa – Hấp thu tốt

Ở giai đoạn 12–24 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt và nhạy cảm. Do đó, một loại sữa phù hợp phải đảm bảo tiêu hóa tốt, không gây rối loạn tiêu hóa.

cách chọn sữa cho bé 1 tuổi 3
Dễ tiêu hóa, tránh táo bón

Để làm được điều này, ba mẹ nên ưu tiên:

  • Các loại có bổ sung lợi khuẩn (probiotic) như Bifidobacteria, Lactobacillus, hoặc prebiotic (FOS/GOS) giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và miễn dịch.
  • Với bé từng có tiền sử đầy bụng, táo bón khi uống sữa, hãy thử các công thức cải tiến ít lactose, hoặc có đạm dễ tiêu hóa hơn.
  • Trong trường hợp bé không dung nạp lactose (tiêu chảy, chướng bụng sau uống sữa), sữa không chứa lactose là giải pháp, nhưng cần theo dõi kỹ và tốt nhất nên có ý kiến từ bác sĩ.

Không chứa các thành phần gây dị ứng

Một số bé có cơ địa dị ứng hoặc tiền sử phản ứng với đạm sữa bò. Khi đó, phụ huynh không nên tự ý đổi sữa mà cần:

  • Đưa trẻ đến khám tại cơ sở có chuyên khoa dinh dưỡng – nhi.
  • Được tư vấn lựa chọn sữa thủy phân đạm (sữa HA, sữa extensively hydrolyzed), hoặc sữa từ nguồn thay thế như sữa dê, sữa đậu nành công thức đặc biệt (được thiết kế riêng cho trẻ em, không phải sữa thực vật bán thông thường trên thị trường).

Đây là nhóm trẻ cần được giám sát dinh dưỡng sát sao, để vừa đảm bảo an toàn, vừa không làm thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu.

Xem thêm:

Các loại sữa tăng cân cho bé 1 tuổi

Các loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi

Sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi trở lên

Nên chọn sữa công thức hay sữa tươi cho bé 1 tuổi?

Khi nói về cách chọn sữa cho bé 1 tuổi thì câu hỏi này mình thấy rất đông phụ huynh thắc mắc. Từ góc độ chuyên môn dinh dưỡng nhi khoa, không có câu trả lời tuyệt đối đúng hoặc sai — mà lựa chọn phù hợp cần dựa vào thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng và khả năng ăn uống thực tế của từng bé.

Nếu bé biếng ăn, nhẹ cân, hay bệnh vặt, sữa công thức dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên (như Friso Gold 3, Optimum Gold, Dielac Alpha, Glico số 3...) có thể cung cấp nhiều dưỡng chất hơn và giúp kiểm soát tốt lượng vi chất cần thiết.

Nếu bé ăn dặm tốt, phát triển đều, không có vấn đề tiêu hóa, bạn có thể bắt đầu cho bé làm quen dần với sữa tươi nguyên kem tiệt trùng – nhưng không thay thế hoàn toàn sữa công thức quá sớm, đặc biệt nếu khẩu phần ăn dặm chưa thực sự phong phú.

Tiêu chíSữa công thứcSữa tươi nguyên kem
Độ tuổi sử dụng≥ 1 tuổi (số 3, số 4)≥ 1 tuổi (bé phát triển bình thường)
Dinh dưỡng vi chấtBổ sung đầy đủ (sắt, DHA, vitamin D…)Không đủ sắt, không bổ sung DHA
Tiêu hóaDễ tiêu, có lợi khuẩnCó thể gây táo bón nếu uống quá nhiều
Đối tượng phù hợpBé biếng ăn, sinh non, chậm tăng cân…Bé khỏe mạnh, ăn uống tốt
Giá thànhCao hơnTiết kiệm hơn

Lưu ý: Không dùng sữa đặc có đường, sữa ông thọ, sữa tách béo hoặc sữa ít béo cho bé dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn cách cho bé 1 tuổi làm quen với sữa ngoài

Sau khi đã nắm được cách chọn sữa cho bé 1 tuổi thì việc để bé làm quen với sữa cũng cực kỳ quan trọng. Thực tế không phải bé nào cũng dễ chấp nhận sự thay đổi từ sữa mẹ sang sữa ngoài. Để quá trình làm quen nhẹ nhàng, hiệu quả và không gây rối loạn tiêu hóa, phụ huynh nên áp dụng phương pháp từng bước, tôn trọng khả năng thích nghi của bé.

cách chọn sữa cho bé 1 tuổi 4
Ví dụ minh họa chuyển đổi sữa

Bắt đầu từ lượng nhỏ – không ép uống ngay quá nhiều

Cho bé làm quen từ từ với lượng nhỏ: khoảng 30–50ml/lần. Nên cho uống thử vào buổi sáng để dễ quan sát phản ứng tiêu hóa (đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…).

Mỗi ngày tăng dần một chút, nếu bé không có dấu hiệu khó chịu. Mục tiêu là dần đưa bé về mức 300–500ml/ngày, chia làm 1–2 lần trong ngày (không nên quá 500ml/ngày để không ảnh hưởng bữa ăn chính).

Làm quen từ từ bằng cách pha trộn (nếu bé khó uống)

  • Với bé quen bú mẹ, bạn có thể pha loãng sữa công thức hơn mức chuẩn trong vài ngày đầu, rồi tăng dần nồng độ.
  • Nếu chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi, có thể pha 1/3 sữa tươi + 2/3 sữa công thức, sau đó điều chỉnh dần theo tỷ lệ 1:1, rồi 100% sữa tươi.

Cách này giúp bé thích nghi dần với hương vị mới, giảm phản xạ từ chối do vị lạ.

Cho bé uống bằng ly thay vì bình

Ở tuổi này, AAP (Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ) khuyến cáo nên tập cho bé uống sữa bằng ly có tay cầm hoặc ly có ống hút mềm, hạn chế bú bình lâu dài vì có thể gây sâu răng và ảnh hưởng đến phát triển răng hàm mặt.

Bạn có thể bắt đầu bằng ly tập uống (sippy cup) hoặc ly có nắp chống đổ để bé làm quen dần, vừa học kỹ năng mới vừa tạo thói quen lành mạnh.

Quan sát phản ứng của bé sau khi uống

Sau mỗi lần uống, nên theo dõi bé có bị:

  • Rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, tiêu chảy, táo bón…)
  • Phát ban, nổi mẩn, ho, nghẹt mũi (nguy cơ dị ứng sữa)
  • Chán ăn bữa chính nếu uống sữa quá nhiều

Nếu thấy bé có dấu hiệu bất thường, cần tạm ngừng sữa đang dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng.

Tạo không khí tích cực khi cho bé uống sữa

Đừng biến việc uống sữa thành áp lực. Nên chọn lúc bé đói nhẹ, thoải mái, tâm trạng vui vẻ để giới thiệu sữa. Có thể kết hợp trò chuyện, ca hát hoặc cùng bé uống sữa như một hoạt động thú vị.

Một vài lời khuyên thêm từ góc độ chuyên môn

Những lời khuyên dưới đây được đúc kết từ kinh nghiệm thực hành lâm sàng và khuyến nghị từ các tổ chức dinh dưỡng uy tín, nhằm giúp bé hấp thu tốt hơn và phát triển toàn diện hơn trong giai đoạn từ 1 tuổi trở đi.

  • Không chạy theo trào lưu "sữa ngoại tốt hơn sữa nội". Nhiều loại sữa nội địa hiện nay có công thức đạt chuẩn quốc tế, phù hợp hơn với thể trạng và thói quen tiêu hóa của trẻ Việt.
  • Luôn tham khảo bác sĩ nhi hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bé có biểu hiện chậm tăng cân, dị ứng, hoặc hay rối loạn tiêu hóa.
  • Không lạm dụng sữa. Dù sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng, nó không thể thay thế thực phẩm tươi, rau củ, thịt cá trong khẩu phần ăn hằng ngày. Duy trì cân bằng là yếu tố quyết định.
  • Không được thêm đường vào sữa mà hãy để bé uống đúng với mùi vị của loại sữa đó để tránh bị sâu răng và một số bệnh lý khác nếu lượng đường trong cơ thể dư thừa.
  • Không được kết hợp sữa với cháo bởi tinh bột trong cháo sẽ tiêu diệt hết vitamin A có trong sữa, điều này khiến cho trí não chậm phát triển, cơ thể suy nhược.
  • Không nên uống nhiều loại sữa cùng 1 lúc mà chỉ nên dùng 2 loại sữa trong thời gian đầu mẹ muốn thay đổi sữa cho con mà thôi.
  • Không dùng nước quá nóng hoặc nước nguội để pha sữa.
  • Không uống sữa với thuốc sẽ khiến tốc độ hấp thu thuốc vào cơ thể bị ảnh hưởng
  • Không trộn sữa với nước trái cây, như vậy có thể khiến vitamin và khoáng chất bị mất đi dễ làm bé khó tiêu, đau bụng,…

Hỏi - Đáp về sữa cho bé trên 1 tuổi và cách sử dụng

Lượng sữa bao nhiêu là đủ cho bé 1 tuổi?
Khoảng 460 - 700ml mỗi ngày (2-3 cốc), chia thành 2-3 cữ. Tuy nhiên, lượng sữa cần điều chỉnh theo nhu cầu, chế độ ăn dặm và sự phát triển của từng bé.
Khi nào thì nên chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi cho bé 1 tuổi?
Không có thời điểm cố định. Mẹ có thể bắt đầu giới thiệu sữa tươi với lượng nhỏ sau 1 tuổi khi bé đã ăn dặm tốt. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên dùng sữa công thức số 3 đến 2 tuổi để đảm bảo bé nhận đủ vi chất.
Làm sao để biết bé có hợp với loại sữa đang dùng không?
Quan sát các dấu hiệu của bé:
- Tăng cân và chiều cao đều đặn.
- Hệ tiêu hóa tốt: Không bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay táo bón thường xuyên.
- Da dẻ bình thường, không phát ban.
- Bé ăn ngủ tốt, phát triển đúng lứa tuổi.
Có nên đổi sữa thường xuyên cho bé không?
Không nên đổi nếu bé đang phát triển tốt với loại sữa hiện tại. Việc thay đổi liên tục có thể gây rối loạn tiêu hóa ở bé. Chỉ nên đổi sữa khi cần thiết (bé không hợp, có nhu cầu đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ).
Có nên dùng sữa hạt cho bé 1 tuổi?
Sữa hạt (sữa óc chó, hạnh nhân, yến mạch...) nhìn chung không phù hợp làm sữa chính cho trẻ 1 tuổi, vì thiếu protein, chất béo và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp bất dung nạp sữa bò hoặc dị ứng, mẹ có thể dùng sữa đậu nành không đường, tăng cường dinh dưỡng như một lựa chọn thay thế tạm thời – nhưng phải có chỉ định hoặc tư vấn chuyên môn rõ ràng.

Việc chọn sữa cho bé 1 tuổi tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về thành phần, khả năng tiêu hóa, độ phù hợp với thể trạng và thói quen ăn uống của từng trẻ. Không có một loại sữa “tốt nhất” cho tất cả các bé, mà quan trọng là sự phù hợp với từng nhu cầu cá nhân. Hy vọng qua bài viết các bố, các mẹ đã nắm rõ được cách chọn sữa cho bé 1 tuổi đúng nhất!

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận .

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang
thamnguyen
Tác giả: Nguyễn Thắm
Biên tập viên
Là một cựu sinh viên Ngôn ngữ Anh, Nguyễn Thắm đã chia sẻ nhiều bài viết hữu ích giúp độc giả có những lựa chọn sáng suốt hơn.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Nguyễn Thắm

Thông báo