Chuyên gia giải đáp: Có nên nặn mụn không? Các loại mụn tuyệt đối không nên nặn

Câu trả lời không hẳn là "có" hoặc "không" tuyệt đối, mà phụ thuộc vào loại mụn, tình trạng da và cách nặn.

Thảo Una , Thúy Nga 28 tháng 03, 2025 - 09:07 (GMT +07)   Chuyên gia giải đáp: Có nên nặn mụn không? Các loại mụn tuyệt đối không nên nặn

Bài viết hôm nay cung cấp thông tin quan trọng về có nên nặn mụn không? Cùng các phương pháp chăm sóc da hiệu quả sau khi nặn mụn. Những kiến thức cùng lời khuyên bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Hãy đọc và chia sẻ nhé!

Lời khuyên chuyên gia: Có nên nặn mụn không?

co-nen-nan-mun-khong-1
Có nên tự nặn mụn không?

KidsHealth Tiến sĩ Howa Yeung, phó giáo sư khoa da liễu tại Trường Y khoa Đại học Emory, cho biết: "Nhiều người nặn mụn. Nhưng nếu thực hiện không đúng cách, quá trình này thường dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn".

Câu trả lời không hẳn là "có" hoặc "không" tuyệt đối, mà phụ thuộc vào loại mụn, tình trạng da và cách nặn. Tuy nhiên các chuyên gia da liễu thường khuyến cáo, không nên tự ý nặn mụn tại nhà, đặc biệt là các loại mụn viêm. Việc tự ý nặn mụn có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực:

  • Làm tổn thương da, phá vỡ hàng rào bảo vệ và có nguy cơ để lại sẹo mụn vĩnh viễn.
  • Lây lan vi khuẩn, đặc biệt với mụn có mủ, khiến ổ viêm lan rộng và tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Làm chậm quá trình phục hồi, khiến mụn kéo dài hơn so với việc để cơ thể tự chữa lành.
  • Đẩy nhân mụn sâu hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn hoặc gây viêm dưới da.

Tuy nhiên, một số loại mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng có thể nặn được nếu thực hiện đúng cách. Đây là những loại mụn trứng cá nhẹ, hình thành khi dầu thừa và tế bào chết làm tắc nang lông. Vì chúng nằm sát bề mặt da, bạn có thể loại bỏ bằng cách sử dụng dụng cụ nặn mụn đúng cách, đảm bảo vệ sinh và chăm sóc da sau khi nặn.

Những loại mụn tuyệt đối không nên nặn

co-nen-nan-mun-khong-4
Mụn viêm là loại mụn tuyệt đối không nên nặn

Câu trả lời “Có nên nặn mụn không?” đối với loại mụn mụn có dấu hiệu viêm, sưng, đỏ, đau là TUYỆT ĐỐI KHÔNG. Một số loại mụn cụ thể không nên nặn:

  • Mụn đỏ, tím hoặc nâu (mụn thịt).
  • Mụn mủ (có mủ trắng hoặc vàng ở trung tâm, viền tím hoặc nâu).
  • Mụn bọc (sưng, đau, có cục cứng dưới da).
  • U nang (sưng đỏ, đau, mềm khi chạm vào).

Đối với các mụn viêm thì chúng ta tuyệt đối không được tự ý nặn nếu không muốn tình trạng da thêm tồi tệ. Thứ nhất, chúng ta không đảm bảo những sản phẩm chúng ta dùng để tự nặn những loại mụn viêm đã vệ sinh và vô trùng triệt để. Các chuyên viên trị mụn sẽ cực kỳ khắt khe trong quá trình nặn mụn với các dụng cụ mới được vô trùng, và đeo găng tay để không vô tình đưa thêm vi khuẩn vào da đang viêm nhiễm.

Thứ hai, việc nặn mụn không đúng kỹ thuật và chuyên môn sẽ làm ảnh hưởng cấu trúc da, làm tổn thương sâu đến các tế bào da. Với sự thiếu hụt về chuyên môn, chúng ta sẽ không chắc rằng nhân mụn đã được hoàn toàn lấy ra bên ngoài.

Bên cạnh đó chúng ta sẽ thường nghĩ “dùng lực mạnh thì nhân mụn mới được lấy ra triệt để”. Suy nghĩ này hoàn toàn sai! Vì khi dùng lực quá mạnh để nặn mụn sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, phá huỷ các lớp tế bào dưới da.

Thứ ba, việc tự nặn mụn không đúng cách sẽ khiến mụn lây lan sang các vùng da lân cận. Bởi lẽ, quá trình nặn mụn sẽ vô tình mang ổ vi khuẩn di chuyển sang vùng da lành lặn cạnh bên.

Hướng dẫn xử lý mụn đúng cách

Việc “có nên nặn mụn không?” sẽ phụ thuộc vào cách bạn nặn mụn nữa. Mỗi loại mụn sẽ có cách xử lý khác nhau. Bạn đang gặp vấn đề mụn nào? Xem thêm bài viết về loại mụn đó để có cách điều trị phù hợp nhé!

Dưới đây là cách nặn mụn 2 loại mụn phổ biến:

Dù nặn bất cứ loại mụn nào cũng cần lưu ý: 

Chọn thời điểm thích hợp để nặn mụn: Chỉ thực hiện khi nhân mụn đã “chín” hoàn toàn, sẵn sàng để loại bỏ mà không gây tổn thương cho da.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết: Để đảm bảo quy trình nặn mụn diễn ra an toàn, bạn nên có sẵn bông tẩy trang, khăn bông, tăm bông, găng tay y tế, chậu nước ấm, khăn rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm và sản phẩm tẩy da chết. Lưu ý, tất cả dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Làm sạch da trước khi nặn mụn: Sử dụng bông thấm dung dịch tẩy trang để lau nhẹ nhàng khắp mặt, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn. Sau đó, rửa lại bằng sữa rửa mặt phù hợp và cân bằng độ ẩm bằng toner để giúp da sẵn sàng cho quá trình lấy mụn.

Xông hơi giúp da mềm hơn: Bước xông hơi giúp lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện thuận lợi để lấy nhân mụn dễ dàng mà không làm tổn thương da. Cách thực hiện: Đặt mặt cách chậu nước ấm khoảng 30cm, trùm một chiếc khăn bông lớn để giữ hơi nước không thoát ra ngoài.

Sát khuẩn để bảo vệ da: Đây là bước quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để làm sạch vùng da cần nặn mụn.

1. Xử lý mụn đầu đen-mụn đầu trắng:

Mụn đầu đen và mụn đầu trắng chỉ nên lấy nhân mụn khi nhân mụn trồi đầu lên mặt da và dễ lấy. Nếu tác động lấy nhân mụn sớm hơn thì thường không lấy hết được nhân mụn vì còn nằm sâu trong ống nang lông, mà còn gây cho da bị tổn thương như vỡ da, tróc da là cửa ngõ cho vi trùng tấn công.

Cách lấy nhân mụn đầu đen-mụn đầu trắng:

  • Dụng cụ lấy mụn gồm cây đè mụn, nhíp gắp mụn được khử trùng trước khi lấy mụn bằng cách rửa sạch bằng xà phòng rồi ngâm ngập trong cồn 70° trong 20 phút (hoặc luộc sôi trong 15 phút), gòn khử trùng, tất cả được để trên một khay nhỏ sạch hay hộp Inox sạch đã khử trùng, kèm theo cần có kiếng soi và ánh sáng chiếu đủ.
  • Trước tiên dùng nhíp gắp mụn gắp ra nhẹ nhàng những nhân mụn trồi đầu, có thể cần ấn đè nhẹ vào da khi gắp. Nhân mụn sẽ được lấy hết dễ dàng không làm tổn thương da.
  • Đối với nhân mụn khá cứng và cứng, dùng cây đè mụn ấn đè nhẹ vừa day nhẹ xoay quanh đầu mụn để đẩy nhân mụn lên dần rồi dùng nhíp gắp để gắp nhân trồi lên. Tránh đề mạnh một chỗ sẽ gây vỡ da hay sưng đỏ vùng da lấy mụn.
co-nen-nan-mun-khong-2
Cách lấy mụn đầu đen

2. Xử lý mụn mủ đã chín

Thông thường mụn mủ sẽ tự vỡ nếu không được xử lý. Mụn mủ chỉ được xử lý khi mụn đã chín không còn sưng-đỏ-cứng và không còn đau nhức.

Cách thử để nhận biết mụn mủ đã chín hay chưa như sau: lấy đầu ngón tay sờ vào mụn, nếu thấy mụn nóng, cứng và rất đau thì mụn chưa tới lúc nên được xử lý dù có đầu mủ trắng hay vàng vì lúc ấy quá trình viêm còn diễn ra mạnh mẽ và vi trùng chưa bị khu trú bao vây hẳn.

Nếu lấy mụn khi mụn còn sưng đau nhức thì khả năng viêm nhiễm lan rộng cũng như nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Lấy mụn mủ cần đến các cơ sở y tế hay các trung tâm điều trị chuyên nghiệp, không nên tự xử lý tại nhà !

Lời dặn dò quan trọng:

  • Không nên đi chích lể mụn, hút mụn, cắt mụn tại các điểm chích lể, giác hơi .
  • Không nên đi lấy mụn bằng cách hút ống tre, ống trúc
  • Để mụn không lây nhiễm lan rộng hay phát triển thành mụn dạng nang, dạng cục, không nên ngắt bóp mụn.
  • Lấy mụn là một biện pháp trị ngọn không trị gốc, cần dùng các sản phẩm làm sạch da chết Bio-fruit Gel Exfoliator và kiểm soát tiết nhờn , chống viêm, diệt trùng Normalizing Skin Complex để ngăn ngừa mụn hình thành cũng để trị mụn tận gốc.
  • Không được lấy mụn tùy hứng, khi gặp bạn có mụn thì cứ đè bạn ra mà nặn mụn, mặt bẩn, tay bẩn thì nguy cơ nhiễm trùng sau nặn mụn là 100%, vì vậy mà mụn ngày càng nặng nề lan rộng.

Nặn mụn xong nên làm gì?

Sau nặn mụn nên làm gì thì tốt nhất? Nhiều bạn cho rằng phải skincare thật nhiều thì da mới phục hồi được. Có bạn thì cho rằng không nên skincare gì sau khi nặn mụn. Dưới đây là những việc bạn nên làm khi chăm sóc da ở giai đoạn này:

Nặn mụn xong nên làm gì 1
Nên làm gì sau khi nặn mụn?

1. Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nhân mụn sau khi nặn

Điều quan trọng nhất sau khi nặn mụn là phải chắc chắn rằng nhân mụn đã được lấy hết, không còn sót lại mủ hay nhân trắng. Nếu nhân mụn còn sót, không chỉ khiến mụn không xẹp mà còn gây đau nhức, tái phát mụn và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của da. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín, nơi có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp để nặn mụn đúng cách, sạch cồi, giảm thiểu tối đa tổn thương trên da.

2. Cách làm sạch da sau khi nặn mụn

Nhiều người thường thắc mắc sau khi nặn mụn có nên rửa mặt không? Câu trả lời là có, vì việc làm sạch da là rất quan trọng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm sau khi nặn mụn.

Sau khi nặn mụn, da rất nhạy cảm nhưng vẫn cần được làm sạch. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng sữa rửa mặt, vì trong sữa rửa mặt thường chứa các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da. Thay vào đó, hãy sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da theo các bước sau:

  • Thấm một lượng vừa đủ nước muối sinh lý vào bông tẩy trang.
  • Lau nhẹ nhàng toàn bộ khuôn mặt.
  • Sau đó, dùng bông tẩy trang thấm nước sạch để lau lại, giúp hạn chế các gốc muối còn sót lại trên da gây khô và sạm da.

Lưu ý: Sử dụng lực nhẹ nhàng và chọn loại bông tẩy trang mềm mại để tránh làm tổn thương da. Đặc biệt, nếu bạn có da khô, đừng bỏ qua bước lau lại với nước để ngăn ngừa mất nước do các gốc muối còn lại.

3. Cân bằng da sau khi nặn mụn

Sử dụng toner, nước hoa hồng hoặc xịt khoáng sẽ giúp cân bằng độ pH tự nhiên của da, đồng thời làm dịu cảm giác đau nhức hoặc châm chích sau khi nặn mụn. Hãy chọn sản phẩm không chứa cồn và có thành phần dịu nhẹ để tránh kích ứng da.

Thời điểm tốt nhất để sử dụng toner là ngay sau khi làm sạch da. Cách sử dụng toner

  • Thấm khô mặt nhẹ nhàng, sau đó thấm toner vào bông tẩy trang.
  • Lau đều khắp khuôn mặt (tránh sử dụng tay trực tiếp để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cho các nốt mụn vừa nặn).

4. Làm dịu và giảm sưng da sau khi nặn mụn

Nặn mụn xong nên làm gì 2
Làm dịu da bằng cách đắp mặt nạ giấy phù hợp

Da sau khi nặn mụn thường bị sưng tấy và kích ứng. Để giảm sưng và làm dịu da, bạn nên đắp mặt nạ chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm nhẹ nhàng như lô hội, bạc hà, trà xanh, hoa cúc, Niacinamide,... Những hoạt chất này sẽ thẩm thấu sâu vào da, giúp các tổn thương nhanh lành hơn. 

Bạn nên chọn mặt nạ giấy hoặc mặt nạ gel, tránh sử dụng mặt nạ tẩy tế bào chết hoặc dạng lột, vì những loại này có thể làm tổn thương da sau khi nặn mụn. Để giảm sưng hiệu quả hơn, bạn có thể chườm lạnh bằng cách bọc đá trong khăn vải mềm hoặc túi chườm, sau đó áp lên vùng da bị sưng trong 2-5 phút, lặp lại 2-3 lần/ngày.

>>> Gợi ý: TOP mặt nạ giấy tốt nhất

5. Phục hồi và ngăn ngừa thâm sẹo sau khi nặn mụn

Nhiều người thường lo lắng làm thế nào để da nhanh phục hồi và không để lại sẹo sau khi nặn mụn. Để làn da được phục hồi tốt nhất, bạn không chỉ cần chăm sóc da đúng cách mà còn phải chọn các sản phẩm đặc trị phù hợp với tình trạng da.

Da thường bị khô sau khi nặn mụn, vì vậy việc dưỡng ẩm sẽ giúp da nhanh chóng phục hồi. Bạn nên chọn các sản phẩm kem dưỡng hoặc serum phục hồi có chứa thành phần dưỡng ẩm và tái tạo da nhẹ nhàng như Hyaluronic Acid, Vitamin E, Ferulic Acid, hoặc Ceramide,... Tránh các sản phẩm chứa cồn, có thể gây kích ứng cho da.

>>> Gợi ý:

6. Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV

Nặn mụn xong nên làm gì 3
Bảo vệ da sau khi nặn mụn

Tia UV là một trong những nguyên nhân chính gây sạm da, thâm sẹo sau khi nặn mụn. Vì vậy, hãy bảo vệ làn da bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và sử dụng kem chống nắng có kết cấu nhẹ, không gây bí da, không chứa cồn và hương liệu. Bạn cũng nên sử dụng các dụng cụ che chắn như khẩu trang hoặc mũ rộng vành khi ra ngoài. Việc chống nắng kỹ lưỡng sẽ giúp vết thâm mờ nhanh hơn và bảo vệ da hiệu quả.

>>> Gợi ý: TOP kem chống nắng tốt nhất

Những điều cần lưu ý sau khi nặn mụn cho da

Bạn đang băn khoăn "sau khi nặn mụn xong nên làm gì?" để tránh tổn thương da và phục hồi da hiệu quả? Hãy nhớ những lưu ý dưới đây chắc chắn thâm và sẹo mụn sẽ “tránh xa” bạn:

  • Đơn giản hóa quy trình skincare.
  • Giữ vệ sinh vùng da mụn: Tránh chạm tay lên mặt, rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với vết mụn, luôn đảm bảo vệ sinh chăn, ga, gối, đệm và giữ đầu tóc sạch sẽ. Hạn chế để da ra mồ hôi hoặc tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn và ánh nắng mặt trời.
  • Sau khi nặn mụn, bạn nên hạn chế việc trang điểm để da có thể thông thoáng và không bị kích ứng.
  • Không xông hơi và massage mặt vì xông hơi trong giai đoạn này có thể làm ảnh hưởng đến các vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Bạn nên tạm ngừng bước này để tránh cọ xát và làm tổn thương da. Tốt nhất, bạn nên đợi vài tuần để da hoàn toàn hồi phục trước khi quay lại thói quen tẩy tế bào chết.
  • Không sử dụng sản phẩm trị mụn nồng độ cao: Các sản phẩm trị mụn chứa Retinol, Acid Salicylic, Vitamin C... có thể gây sưng đỏ và kích ứng da trong giai đoạn này. Nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ hơn để tránh làm tổn thương thêm cho da.
  • Tránh các phương pháp điều trị xâm lấn như laser, lăn kim, peel da... trong thời gian da đang hồi phục sau khi nặn mụn.
  • Tránh căng thẳng và duy trì lối sống không khoa học: Duy trì một lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Hãy chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường, và đồ uống có cồn. Đồng thời, đừng thức khuya và cố gắng giảm căng thẳng. Kết hợp chăm sóc da và duy trì sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp làn da phục hồi nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Nặn mụn xong nên bôi gì?

Một trong những vấn đề cần giải đáp của nặn mụn xong nên làm gì là nên bôi gì sau khi nặn. Sau khi nặn mụn xong nên bôi gì phụ thuộc vào từng giai đoạn chăm sóc da sau khi nặn mụn, cụ thể là trong 1 ngày, 3 ngày và 1 tuần sau khi nặn mụn.

Nặn mụn xong nên bôi gì 4
Nặn mụn xong nên bôi gì?

Sau 1 ngày nặn mụn

Ngay sau khi nặn mụn, da rất nhạy cảm, nên các bác sĩ da liễu khuyên bạn không nên bôi bất kỳ sản phẩm nào. Trong ngày đầu tiên, chỉ cần rửa mặt nhẹ nhàng và sát khuẩn bằng nước muối sinh lý để làm sạch da.

Sau 3 ngày nặn mụn

Sau 3 ngày, bạn có thể bắt đầu sử dụng một số sản phẩm dưỡng ẩm và phục hồi da như toner hoặc xịt khoáng. Kem dưỡng ẩm cũng rất quan trọng để ngăn da bị khô và bong tróc. Hãy chọn những sản phẩm lành tính, có kết cấu mỏng nhẹ, dạng gel lỏng để đảm bảo an toàn cho da. Quy trình chăm sóc da sau 2-3 ngày nặn mụn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Bước 2: Dùng toner hoặc xịt khoáng.
  • Bước 3: Sử dụng kem dưỡng ẩm.

Sau 4 - 7 ngày nặn mụn

Từ ngày thứ 4 trở đi cho đến ngày thứ 7 sau khi nặn mụn, da bắt đầu bong mài. Lúc này, bạn có thể quay trở lại quy trình chăm sóc da thông thường nhưng vẫn nên ưu tiên các sản phẩm lành tính, dịu nhẹ. 

Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thích hợp để sử dụng sản phẩm trị thâm mụn nhằm ngăn ngừa vết thâm. Quy trình chăm sóc da trong giai đoạn này có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tẩy trang nhẹ nhàng.
  • Bước 2: Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa BHA.
  • Bước 3: Sử dụng toner hoặc xịt khoáng.
  • Bước 4: Áp dụng sản phẩm đặc trị.
  • Bước 5: Dùng lotion hoặc serum phục hồi da.
  • Bước 6: Sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Bước 7: Thoa kem chống nắng vào buổi sáng.

Nặn mụn không đúng cách có thể khiến làn da của bạn tổn thương nghiêm trọng, để lại sẹo xấu và làm tình trạng mụn tồi tệ hơn. Vì vậy, thay vì vội vàng nặn mụn, hãy chăm sóc da đúng cách, sử dụng sản phẩm hỗ trợ làm sạch và kiểm soát bã nhờn, đồng thời đến gặp chuyên gia da liễu nếu cần thiết. Nếu bạn đã lỡ nặn mụn, đừng quên làm sạch da, sát trùng vết mụn và dưỡng ẩm để giúp da phục hồi nhanh chóng. Và quan trọng nhất, trước khi quyết định can thiệp vào làn da của mình, hãy luôn tự hỏi: Có nên nặn mụn không?

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận .

Gửi bình luận
thaotran
Tác giả: Thảo Una
Chuyên gia hoạt chất, da liễu thẩm mỹ
Với niềm đam mê làm đẹp và mong muốn chia sẻ những kiến thức thực tế, cô đã thử nghiệm rất nhiều sản phẩm và rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thảo Una
thuynga
Tác giả: Thúy Nga
Biên tập viên
Với kiến thức chuyên môn về Ảnh Báo chí, Thúy Nga mong muốn mang đến cho độc giả những bài viết mỹ phẩm, làm đẹp, thời trang... chất lượng, hữu ích và chân thật.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Thúy Nga

Thông báo