Mụn là gì? Phân biệt các loại mụn thường gặp

31.03.2023 - 11:45

Có thể nói trong thời buổi hiện nay, có được một vẻ ngoài gọn gàng, sạch sẽ, một gương mặt tươi tắn với làn da khỏe, trắng hồng, mịn màng sẽ dễ dàng có được thiện cảm của người khác, làm việc gì cũng thuận lợi, tự tin hơn. Đó là lí do vì sao những bạn trẻ gặp các vấn đề về mụn thường sẽ tự ti và kém sôi nổi hơn các bạn khác. Bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng da của mình và không biết cách chăm sóc, cách khắc phục như thế nào, hãy theo dõi bài viết này.

Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân hình thành mụn, cách phân phân biệt mụn cũng như các mẹo chăm sóc da tại nhà để cải thiện các tình trạng của da mụn.

Mụn là gì?

Bao phủ trên bề mặt da của con người là hàng trăm ngàn nang lông hay còn gọi là lỗ chân lông siêu nhỏ. Vì nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu là do hoạt động của nội tiết tố cùng các tác nhân khác khiến nang lông sản sinh ra nhiều tế bào và bị bịt kín, gây nghẽn. Cũng bởi vì thế, bã nhờn chảy lên trên bề mặt da và bị giữ lại, từ đó sản sinh ra vi khuẩn, hình thành mụn.

Mụn xuất hiện trên bề mặt da của cả nam và nữ, mụn có thể hiểu là những khối u có nhiều kích thước ở trên các bề mặt da dễ sinh ra nhờn và nhiễm khuẩn như khác nhau như mặt, lưng, ngực, bả vai, cổ, cằm, bộ phận sinh dục,...

Có những giai đoạn rất dễ sản sinh ra mụn, đặc biệt là những thời điểm cơ thể thay đổi hàm lượng tiết tố như giai đoạn bước vào tuổi dậy thì, lúc con gái đến kỳ kinh nguyệt, khi mang thai,... Bên cạnh đó, làn da sinh mụn cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như thay đổi thời tiết, bụi bẩn trong không khí, ăn thực phẩm cay nóng hay uống phải nguồn nước không đảm bảo,...

mun-la-gi

Tuy mụn không ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng nếu chủ quan và điều trị không đúng cách, mụn sẽ để lại các vết thâm và sẹo rỗ. Quan trọng nhất, mụn khiến chúng ta mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, cuộc sống và công việc của người sở hữu nó.

Phân biệt các loại mụn

Có rất nhiều loại mụn, phổ biến nhất vẫn là các loại sau:

1. Mụn trứng cá

Mụn trứng cá là một loại mụn thường xuyên xuất hiện trên da mặt, các vị trí khác như lưng, cổ ha bả vai cũng dễ hình thành loại mụn này. Ban đầu, mụn trứng cá có kích thước nhỏ, chỉ hơi cộm nhưng không hề gây ra cảm giác đau đớn, nhưng lâu dần, mụn sẽ tăng kích thước và sưng tấy, tạo thành mụn bọc có nhân mủ ở giữa gây viêm nhiễm và điều trị khó khó khăn hơn.

Mụn trứng cá hình thành do thói quen vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách, đặc biệt là trong giai đoạn phái nữ bước vào tuổi dậy thì hay trong quá trình mang thai.

mun-trung-ca

2. Mụn đầu đen

Loại mụn này không khó để nhận biết vì nhân của chúng có màu đen do bị oxy hóa khi nhân mụn trồi lên bề mặt da và tiếp xúc với không khí. Mụn đầu đen rất phổ biến, có thể xem là cấp độ đầu của mụn trứng cá, chúng thường mọc theo vùng và có cảm giác cộm nhẹ khi sờ.

3. Mụn ẩn

Mụn ẩn tuy không có nhân, chỉ hơi nhô lên bề mặt da, không hề gây đau nhức nhưng việc điều trị lại khó khăn và tốn thời gian hơn các loại mụn khác. Loại mụn này không nên đi nặn, cạy hay phá vì chúng rất dễ để lại vết thâm, rỗ hay sẹo.

cac-loai-mun

4. Mụn cám

Mụn cám dễ thấy nhất trên vùng chữ T, vùng sống mũi, nơi dễ đổ dầu. Kích thước của chúng khá nhỏ, li ti, có màu trắng đục hoặc hơi ngả nâu, bề mặt da sần sùi. Mụn này xuất hiện nhiều khi các bạn nữ đang trong gia đoạn dậy thì, hành kinh, mang thai hoặc sau sinh. Ngoài ra, tình trạng này cũng dễ gặp với những người làm việc nhiều với máy tính, hay thức khuya, dễ bị stress. Quan trọng hơn, đây còn là biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý ở hệ tiêu hóaví dụ như dạ dày hoặc cơ quan sinh sản. Do, đó, bạn nên cẩn trọng khi cơ thể đột nhiên xuất hiện loại mụn này.

5. Mụn bọc

Mụn bọc là nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì nó sưng đỏ, chứa mủ và máu, gây đau nhức và khó chịu. Đây là quá trình tiến triển nặng của một số loại mụn khác, tuy có thể tự hết nhưng sẽ để lại sẹo lỗ trên da khiến bạn cảm thấy xấu hổ và tự ti. Vì thế, bạn cần có những phương pháp phù hợp, an toàn, điều trị dứt điểm và không để lại dấu vết.

6. Mụn đỏ

Mụn đỏ thường xuất phát từ các nguyên bnhaan như vệ sinh da mặt không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, thường xuyên cạy mụn,... Khi có các triệu chứng như mụn sưng tấy đỏ và đau, không thấy rõ nhân mụn, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để có những biện pháp chữa trị đúng đắn, tránh hình thành mụn bọc, mụn nang.

7. Mụn mủ

Đặc điểm nhận dạng của chúng là phần nhân mủ có màu trắng và vàng và đầu mụn tương đối to, sẽ đau khi bị chạm vào. Vì loại mụn này xuất hiện khi gặp tình trạng viêm và lỗ chân lông bị tắc nghẽn nên nếu nặn khi chúng còn mỡi sẽ khiến chúng mọc lại, viêm nặng hơn hoặc tạo thành sẹo lõm.

8. Mụn nang

Có kích thước gần bằng mụn mủ, mụn nang có chân sâu và nhiều mủ, gây cảm giác sưng đỏ và đau nhức. Đây là một tình trạng nặng vởi viêm nhiễm đã xâm nhập sau dưới lớp biểu bì, dù có điều trị cũng sẽ để lại sẹo lõm.

Cách chăm sóc cho da mụn tại nhà

Đối với da mụn, chăm sóc da là cả một quy trình, không đơn giản chỉ ở bước làm sạch và bôi kem trị mụn.

  • Xông hơi da mặt

Đây là một bước đẩy nhân mụn, bụi bẩn, bã nhờn hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Xông hơi ở nhiệt độ cao giúp cho lỗ chân lông mở ra, các tế bào chết sẽ mềm và bong ra ngoài.

xong-hoi-mat-1

  • Làm sạch da

Đối với làn da nào thì bước này cũng đều cần thiết, làn da mụn cũng không ngoại lệ. Bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có các thành phần như axit salicylic hay benzoyl peroxide. Khoảng 2-3 lần/tuần, bạn có thể rửa mặt bằng nước muối sinh lý để giảm lượng nhờn sản sinh.

Bước này cũng rất quan trọng trong việc loại bỏ bụi bẩn, các lớp biểu bì, hoặc lớp sừng đã chết trên da, giúp da sạch và thông thoáng hơn, mụn từ đó cũng khó có cơ hội sản sinh.

  • Sử dụng nước cân bằng

Toner ngoài tác dụng chính là đẩy lùi tế bào chết, sản sinh collage, toner dành cho da mụn còn giúp se khít lỗ chân lông, giảm nhờn hiệu quả.

  • Sử dụng mặt nạ

Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ giấy có tác dụng giảm mụn thông thường nhưng ưu tiên nhất vẫn là các loại mặt nạ đất sét vì khả năng loại bỏ dầu và bụi bẩn của nó rất tốt, lỗ chân lông vì thế cũng dần thu hẹp lại.

su-dung-mat-na-dat-set

  • Dùng các sản phẩm đặc trị mụn

Đây có thể coi là bước quan trọng nhất vì nó có thể giải quyết triệt để các vấn đề về mụn, nó sẽ có thể gom cồi, trị thâm, ngăn ngừa sẹo,... Hiệu quả tùy vào mức độ mụn của da bạn và khoảng thời gian sử dụng. Cứ kiên trì và đều đặn thì làn da của bạn sẽ tốt hơn trông thấy.

  • Lưu ý

Ngoài những điều trên, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt như hạn chế ăn đồ cay, nóng; ăn nhiều rau xanh; uống nhiều nước; thay drap gối 1 tuần/lần; hạn chế ra nắng; không thức khuya; suy nghĩ tích cực,...

Da bị mụn khi nào cần tới bác sĩ da liễu

Các loại mụn lành tính chỉ cần chăm sóc và điều trị tại nhà bằng các sản phẩm trị mụn thông thường là có thể hết. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mụn mà bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ da liễu.

  • Da bạn bình thường rất khỏe mạnh nhưng đột nhiên lại bị mụn

Trên thực tế rất khó để tự phán đoán da bạn gặp vấn đề gì, tình trạng như thế nào khi bỗng dưng lại mọc mụn. Nếu nốt mụn giống như mụn trứng cá, cũng có thể da bạn đang bị bệnh trứng cá đỏ hoặc viêm nang lông. Đặc biệt là nếu bạn móc mụn mủ hoặc mụn trứng cá đi kèm với các cơn đau khớp, rất có thể bạn bị bệnh vảy nến. Do đó, hãy đến bệnh viện da liễu để xác định chính xác tình trạng của bạn thân.

  • Bạn mọc mụn bọc

Khi gặp tình trạng này bạn nên ưu tiên việc khám chữa tại bệnh viên hơn là tự chữa trị tại nhà. Những nốt mụn bọc được che phủ bởi các mô sẹo nên cần có các biện pháp mở lỗ chân lông trước rồi mới điều trị. Nếu bạn tự dùng kim đâm tại nhà thì không những không hết, nốt mụn còn phát triển nặng thêm và vụng sẹo mụn hình thành to ra vô cùng nguy hiểm.

  • Xuất hiện mụn đỏ trên các vùng da sau khi bị cạo

Khi cạo râu rất dễ xuất hiện tình trạng lông mọc ngược, do đó, mọc mụn ở các vị trí này không phải do vi khuẩn gây ra mà là sự tác động của hệ miễn dịch khi lỗ chân lông có lông mọc trong. Nếu bạn bóp hay nặn, mụn sẽ lan rộng ra nên bạn cần đến gặp bác sĩ để uống thuốc kháng viêm ngăn chặn sự hình thành của sẹo.

  • Bạn bị sẹo lõm chân đá hoặc bị sẹo đá vuông

Đối với các loại sẹo dưới 3mm, bạn có thể sử dụng các sản phẩm ngừa sẹo tại nhà, nhưng những sẹo to như sẹo lõm chân đá hay sẹo chân đá vuông cần có sự can thiệp của các bác sĩ da liễu mới có thể chữa trị dứt điểm.

  • Mụn mủ mọc liền nhau tạo thành cụm

Đây là một trường hợp nặng của mụn trứng cá đó là mụn trứng cá cụm, thường mọc ở mặt hoặc sau lưng. Tình trạng này bạn tuyệt đối không thể xử lý qua loa, đại khái ở nhà mà nên nhận sự tư vấn và điều trị của bác sĩ.

Hầu hết các trường hợp trên đều là các trường hợp nặng của da mụn hoặc những trường hợp cần thời gian điều trị lâu dài và cần các phương pháp, các liệu trình, thuốc đắc trị chỉ bệnh viện da liễu mới có, không thể tự điều trị tại nhà hoặc đến spa. Ví dụ như:

  • Các loại thuốc kháng sinh trị mụn đặc biệt giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn các phản ứng viêm chỉ trong thời gian ngắn.
  • Tiêm steroid trong trường hợp da cần trị mụn khẩn cấp. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là da bị mất màu và bị bào mỏng.
  • Xóa sẹo hoàn toàn bằng tia laser hoặc các biện pháp bức xạ bên ngoài.
0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

thao-tran-1
Thảo Una

Beauty Blogger

Giới thiệu về tác giả Thảo Una Thảo Una là một beauty blogger đầy tài năng, chuyên về mỹ phẩm. Với nỗi ám ảnh của việc sử dụng một sản phẩm với những lời quảng cáo mỹ miều hứa hẹn về một hiệu quả nhất ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!