Giò heo làm món gì ngon? Top 20 món ăn thơm ngon, dễ nấu
Giò heo làm món gì ngon, đỡ ngán? Món ăn với hương vị thơm ngon, đậm đà và nhiều cách chế biến phong phú mà dường như ai cũng thích, cũng thèm khi nhắc đến nguyên liệu "Chả giò" hay "Giò heo". Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu 20 món ăn siêu ngon, hấp dẫn từ giò heo, nhất định bạn phải thử!
Đừng quên lưu lại các công thức này để giúp bạn có thể chế biến đồ ăn nhanh chóng và dễ dàng cho người thân, gia đình và bạn bè của mình nhé.
Giò heo làm món gì ngon? Top những món ăn nên thử
1. Chân giò nấu giả cầy
Chân giò heo kết hợp với riềng, cơm mẻ, mắm tôm Bắc tạo ra món giả cầy ngon tuyệt. Giò heo thấm vị kết hợp với bún, cơm tạo thêm bữa ăn mới cho gia đình. Đảm bảo món chân giò này sẽ mang đến hương vị mới cho bữa cơm gia đình bạn đấy.
- Nguyên liệu:
- Chân giò 3 kg
- Đậu phộng 50 gr
- Riềng 1 củ (củ to)
- Hành tím 4 củ
- Tỏi 1 củ
- Sả 3 nhánh
- Bột nghệ 1 muỗng canh
- Mắm tôm 5 muỗng canh
- Mẻ 3 muỗng canh
- Dầu ăn 1 muỗng canh
- Đường/ bột ngọt 1 ít
- Dụng cụ thực hiện:
- Đèn khò, nồi, dây kẽm, dao, đũa.
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế chân giò
Giò heo bạn lấy dây kẽm treo lên cao và dùng đèn khò, khò xung quanh cho đến khi chân giò heo vàng đều thì bạn chặt giò heo thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Rồi chà rửa lại với nước cho vết đen trên da sạch.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Hành tím và tỏi bạn lột vỏ và băm nhỏ. Sả bạn dùng 1 nhánh để băm nhỏ, 2 nhánh còn lại bạn cắt khúc và đập dập.
Đậu phộng bạn luộc với nước sôi khoảng 10 phút cho đậu chín rồi vớt ra, để ráo. Riềng bạn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành các lát mỏng vừa ăn.
Bước 3: Ướp chân giò
Cho riềng cắt lát cùng 2/3 hành tỏi băm, 5 muỗng canh mắm tôm, 3 muỗng canh mẻ, 1 muỗng canh bột nghệ, 5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh bột ngọt vào thau rồi trộn đều và ướp khoảng 30 phút cho chân giò thấm gia vị.
Bước 4: Hầm chân giò
Cho 1 muỗng canh dầu ăn cùng hành và tỏi băm còn lại vào nồi phi đều đến khi hành tỏi thơm bạn cho sả cây đập dập và chân giò đã ướp vào.
Xào với lửa vừa khoảng 3 - 5 phút cho chân giò săn lại, bạn đổ 2 lít nước sôi vào hạ lửa, nấu khoảng 30 phút rồi cho đậu phộng đã luộc vào. Trộn đều và nấu thêm khoảng 10 phút nữa, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
2. Chân giò hầm củ sen
Nước dùng trong vắt, đậm đà, thơm ngon cùng chân giò được hầm mềm vừa phải, không bị nhừ và hương thơm cay nồng của sả. Tô bún bò được kèm thêm với hành tây giòn giòn, cay hăng được trưng của hành tây nên món bún giò heo được tăng thêm hương vị, vô cùng hấp dẫn.
Một buổi sáng được thưởng thức một tô bún giò heo hay một tô cơm chan cùng với phần chân giò bóng thơm ngon đậm đà chất lượng, đầy đủ như vậy thì chắc chắn bạn có đủ năng lượng cho một ngày dài đó nha.
- Nguyên liệu:
- Thịt chân giò 400 gr
- Tỏi 15 gr
- Gừng 20 gr
- Đầu hành lá 20 gr
- Hành tím 15 gr
- Ớt 3 trái
- Đường 1/3 muỗng canh
- Hạt nêm 1/3 muỗng canh
- Tiêu 1/4 muỗng canh
- Nước tương 2 muỗng canh
- Hắc xì dầu 2 muỗng canh
- Dầu hào 1 muỗng canh
- - Dụng cụ thực hiện:
- Máy xay, nồi, dao, thớt,...
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chân giò heo mua về dùng dao cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch. Sau khi rửa sạch xong, tiến hành rút xương lấy phần thịt.
Dùng dao cắt phần thịt chân giò đã rút xương thành từng khúc nhỏ vừa ăn.
Đầu tiên, bạn cắt bỏ phần đầu cứng rồi gọt vỏ lụa bên ngoài củ sen, rồi ngâm vào nước cốt chanh pha loãng để cho củ sen không bị thâm khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
Sau đó, bạn cắt lát củ sen với độ dày khoảng 0.5cm.
Bước 2: Ướp chân giò
Hành tím, tỏi bóc vỏ, rửa sạch. Đầu hành lá rửa sạch. Gừng gọt vỏ, rửa sạch.
Sau đó cho tất cả vào máy xay xay nhuyễn.
Cho thịt chân giò vào tô cùng 1/2 phần hành tím, tỏi, gừng, đầu hành đã xay cùng các gia vị bao gồm: 1/3 muỗng canh đường, 1/3 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng canh tiêu, 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh hắc xì dầu, 1 muỗng canh dầu hào.
Dùng đũa trộn đều và ướp trong 30 phút để thịt chân giò thấm gia vị.
Bước 3: Xào chân giò
Bắc nồi lên bếp cho vào 1 muỗng canh dầu ăn rồi cho phần gừng, tỏi, hành tím, đầu hành xay vào phi cho thơm.
Khi các nguyên liệu đã dậy mùi thơm, cho phần thịt chân giò đã ướp vào, dùng vá đảo đều cho đến khi phần thịt chân giò săn lại thì cho 1 lít nước vào.
Bước 4: Hầm chân giò
Đậy nắp và ninh chân giò trong 40 phút cho chân giò chín mềm thì cho tiếp phần củ sen đã sơ chế vào.
Đảo đều cho củ sen thấm gia vị, cho thêm 3 trái ớt vào rồi ninh nồi chân giò trong 15 - 20 phút để củ sen chín mềm.
Tắt bếp, cho chân giò và củ sen ra tô, rắc thêm tí hành lá cắt nhuyễn là hoàn thành.
3. Giò heo làm món gì ngon - Bún chân giò
Một tô bún bò nóng hổi, thơm ngon chắc chắn sẽ làm cho những ai thưởng thức sẽ phải siêu lòng. Bún chân giò chắc hẳn bạn có thể mua tại mọi nơi ở đất nước Việt Nam. Tuy nhiên mỗi nơi sẽ có mỗi hương vị đặc trưng quen thuộc của mỗi vùng miền.
Dù là miền nào thì phần nước dùng của bún chân giò luôn được nấu với hương vị đậm đà, nóng hổi, nước dùng trong veo. Và đặc biệt hơn hết, bún chân giò còn được điểm thêm với hương vị đặc trưng của mắm ruốc Huế.
Sợi bún mềm ăn cùng với rau sống tươi, giòn. Đặc biệt là giò heo được nấu vừa phải, lớp da vẫn giữ được độ dai mềm. Mới nghe thôi mà đã thèm rồi. Còn chờ gì, tham khảo ngay các công thức sau đây để làm ngay món bún chân giò cho gia đình mình nhé.
- Nguyên liệu:
- Giò heo 1 kg
- Bún tươi 1 kg
- Sả 6 cây
- Rau thơm 1 ít
- Tỏi 1 củ
- Hành lá 10 nhánh
- Rau ăn kèm 1 ít (rau húng tây/ xà lách/ húng quế/ húng lủi/ tía tô)
- Đường phèn 1 muỗng canh
- Mắm ruốc 1 muỗng cà phê
- Bột ớt 2 muỗng cà phê
- Dầu màu điều 3 muỗng canh
- Dầu ăn 3 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ bột ngọt/ đường)
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế giò heo
Để tiết kiệm thời gian bạn có thể người bán chặt giò thành các khoanh tròn nhỏ có độ dày khoảng 1.5 - 2 lóng tay hoặc các miếng vừa ăn sau đó mang về và khử đi mùi hôi bằng cách rửa sơ với nước.
Rồi sử dụng 1 ít muối pha loãng ngâm giò trong khoảng 5 phút và rửa lại với nước 2 - 3 lần và để ráo.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Bún tươi mua về bạn trụng qua 1 lần với nước sôi khoảng 30 giây rồi vớt ra và để ráo nước.
Hành lá rửa sạch sau đó cắt làm đôi, phần củ để nguyên và phần lá cắt nhuyễn.
Tỏi thì bạn bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn chia làm hai phần bằng nhau.
Sả rửa sạch, 2 cây sả đập dập, 4 cây còn lại cắt thành các khoanh tròn mỏng và cho vào cối giã nhuyễn, hoặc bạn có thể dùng dao băm nhỏ chúng.
Đối với rau ăn kèm bạn nên mua các loại rau thơm ăn sẽ phù hợp hơn, mua về nhặt bỏ các phần sâu, hư rồi mang đi ngâm với nước muối khoảng 10 - 15 phút. Sau đó rửa lại với nước, để ráo.
Bước 3: Ướp giò heo
Cho giò heo vào thau nhỏ và ướp với hỗn hợp nguyên liệu gồm: phần sả vừa giã nhuyễn, 1/2 lượng tỏi băm, 1 muỗng cà phê bột ớt, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng canh đường.
Sau đó trộn đều giò heo với các gia vị rồi để yên trong khoảng 10 phút cho giò heo thấm đều gia vị.
Bước 4: Nấu nước lèo
Cho 3 muỗng canh dầu ăn vào nồi đợi dầu nóng, bạn cho tiếp 3 muỗng canh dầu màu điều và phần tỏi còn lại và 1 muỗng cà phê bột ớt vào nồi, tiếp tục phi đến khi tỏi dậy mùi thơm.
Sau đó, bạn cho 2 lít nước, 2 cây sả đập dập vào đun với lửa lớn, đến khi phần nước bốc hơi và sôi lăn tăn thì bạn cho phần giò heo đã ướp vào hầm. Lúc này bạn đợi nước sôi, đậy nắp và giảm lửa vừa và hầm trong khoảng 30 - 40 phút cho giò heo mềm.
Đợi khi giò heo vừa chín bạn nêm hỗn hợp gia vị gồm: 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường phèn và 1 muỗng cà phê mắm ruốc sống vào. Khuấy nhẹ và nấu thêm 5 phút nữa, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.
4. Bánh canh giò heo
Bánh canh giò heo - Một trong những món ăn không thể vắng mặt trong danh sách ẩm thực Việt nổi tiếng. Với phần nước dùng đậm đà tinh túy ngọt thanh của giò heo hầm ăn cùng là sợi bánh canh vừa dẻo dẻo vừa dai dai.
Ăn một bát bánh canh nóng hổi cùng chút nước mắm ớt cay cay mặn mặn thôi cũng khiến thỏa mãn được biết bao trái tim con người yêu ẩm thực. Bánh canh giò heo không chỉ là một món ngon ẩm thực Việt mà còn được xem là nghệ thuật tinh túy trong nấu ăn.
Nếu bạn chưa thử qua món giò heo giả cầy thì hãy mau vào bếp để trổ tay làm món này để thưởng thức ngay nhé. Với công thức sau chắc chắn sẽ khiến bạn dễ dàng trở thành đầu bếp tại gia với món bánh canh giò heo siêu ngon đấy.
- Nguyên liệu:
- Xương ống 500 gr
- Giò heo 1 cái
- Bánh canh bột gạo 500 gr (hoặc bánh canh bột lọc nếu thích)
- Cà rốt 3 củ
- Rau sống 30 gr (một ít giá/xà lách/húng quế)
- Tiêu xay 10 gr
- Hành lá 10 gr
- Ớt tươi 5 gr
- Hành tím 10 gr
- Gia vị 10 gr (muối/đường/bột ngọt/bột nêm)
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt rửa sạch, cắt khúc hoặc tỉa hoa cho đẹp. Hành lá xắt nhỏ.
Các loại rau sống, rau thơm rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo. Ớt tươi xắt lát.
2 củ hành tím bóc vỏ, đem nướng cho có mùi thơm. Xương ống rửa sạch rồi chần qua nước sôi sau đó rửa lại với nước sạch.
Giò heo rửa sạch, chặt khúc vừa ăn sau đó cũng chần qua nước sôi rồi rửa lại cho sạch.
Bước 2: Nấu nước lèo
Đun sôi 1 lít nước rồi thả xương ống đã chần vào, thả thêm 2 củ hành tím đã nướng vào rồi tiếp tục đun trong 20 phút.
Tiếp tục thả giò heo vào đun cho tới khi chín nhừ. Khi giò heo sắp được thả cà rốt vào.
Khi nước giò heo và cà rốt đã chín nêm muối, đường, bột nêm, bột ngọt cho vừa ăn.
Thả hành lá đã xắt nhỏ vào rồi tắt bếp.
Bước 3: Trụng bánh canh
Đặt một nồi nước khoảng 500ml đun sôi.
Thả bánh canh vào đợi sôi khoảng 3 phút rồi vớt ra rổ để ráo.
Bước 4: Hoàn thành
Lấy bánh canh đã trụng vào tô, múc giò heo lên trên, xếp rau thơm và rắc thêm chút hành lá sau đó chan nước lèo vào và thưởng thức.
Bạn có thể vắt thêm chanh và ăn kèm với ớt để tăng thêm hương vị cho món bánh canh giò heo.
5. Nui giò heo thịt băm
Điểm qua những món nước nấu với giò heo thì không thể không nhắc đến món nui giò heo được. Nui giò heo và bún giò heo thường có vị nước dùng tương đối giống nhau, cũng trong và đậm đà.
Thay vì ăn kèm với bún thì món ăn này được ăn với nui. Cọng nui được nấu vừa mềm tới và vẫn có một chút dai nhẹ, giúp khi người ăn nui sẽ không bị quá bỡ hay nở quá nhiều khiến người ăn mau ngán.
Giò heo được hầm mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn sừn sựt, ăn kèm giò với một chút nước mắm ngon cay cay. Ôi nhắc tới thôi cũng phải xuýt xoa khen ngon. Lưu ngay các công thức sau để chế biến cho gia đình mình nhé.
- Nguyên liệu:
- Chân giò 700 gr
- Thịt băm 300 gr
- Hành củ 100 gr
- Cà rốt 2 củ
- Củ cải trắng 1 củ
- Giá 100 gr
- Xà lách 200 gr
- Hành 100 gr
- Ngò 100 gr
- Nui 200 gr
- Nước mắm 1 muỗng cà phê
- Gia vị 1 ít (muối/bột ngọt)
- Bột canh 2 muỗng cà phê
- Dầu ăn 1/2 muỗng canh
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế giò heo
Cho giò heo đã cắt vào thau, sau đó cho vào 1 muỗng cà phê muối cùng với nước sôi để chần sơ trong khoảng 5 phút để loại bỏ mùi hôi của thịt, cũng như giúp nước dùng sau khi nấu xong sẽ trong hơn.
Sau khi chần thì đem giò heo rửa sạch lại với nước, sau đó để ráo.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Nui mua về đem ngâm trong nước nóng đến khi nui mềm.
Củ cải trắng và cà rốt gọt vỏ, sau đó cắt khúc nhỏ vừa ăn. Hành tím cắt lát nhỏ. Hành và ngò rí rửa sạch rồi đem cắt nhỏ.
Bước 3: Nấu nước dùng
Bắc nồi lên bếp với khoảng 2 lít nước, sau đó cho chân giò, cải trắng và cà rốt vào nồi, đậy nắp lại và nấu trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ.
Bước 4: Phi hành tím
Bắc chảo lên bếp với khoảng 1/2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng cho hành tím vào phi vàng thơm, sau đó vớt ra chén.
Bước 5: Xào thịt băm
Tái sử dụng chảo vừa phi hành, cho thịt băm vào xào, nêm vào 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê nước mắm, xào đều đến khi thịt chín thì cho ra tô.
Bước 6: Trụng nui
Bắc nồi nước lên bếp, cho 1 muỗng cà phê muối vào, khi nước sôi cho nui vào trụng trong khoảng 5 – 8 phút, sau đó vớt ra và xả qua nước lạnh.
Bước 7: Hoàn thành
Nêm vào nồi nước dùng 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối, và 1 muỗng cà phê bột canh.
Cho nui và hành ngò vào tô, sau đó gắp chân giò vào, cho thịt băm vào cùng ít hành phi. Chan nước dùng vào cùng củ cải trắng, cà rốt vào là hoàn thành.
6. Giò heo làm món gì ngon - Hủ tiếu giò heo
Nước dùng trong, ngọt thanh, thêm chút beo béo từ tóp mỡ. Sợi hủ tiếu dai dai ăn chung với giò heo vừa mềm vừa dai vô cùng hấp dẫn. Tô hủ tiếu giò heo nóng hổi thơm lừng sẽ mang đến những bữa ăn ngon miệng và dinh dưỡng cho gia đình bạn đấy nhé. Hãy nấu thử ngay thôi nào!
- Nguyên liệu:
- Hủ tiếu khô 300 gr
- Giò heo 1 kg
- Củ cải trắng 500 gr (2 củ)
- Cà rốt 250 gr (1 củ)
- Hành tây 1 củ
- Hành lá 2 nhánh
- Hoa hồi 3 cái
- Quế 2 miếng
- Gia vị thông dụng 1 ít (Hạt nêm/ muối/ đường/ bột ngọt)
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, củ cải trắng, cà rốt mua về bạn dùng dao bào bào vỏ. Kế đến, đem rửa 1 - 2 lần với nước cho sạch, để ráo, rồi dùng dao cắt thành các khúc vừa ăn.
Với hành lá thì bạn bỏ rễ, rửa sạch, để ráo, rồi cắt nhuyễn. Còn hành tây thì lột vỏ, cắt múi cau.
Cuối cùng, bắc chảo lên bếp cùng hoa hồi và thanh quế tiến hành rang với lửa nhỏ khoảng 5 phút. Khi thấy hương thơm tỏa ra thì bạn tắt bếp, cho ra chén.
Bước 2: Sơ chế và chần giò heo
Với 1kg giò heo mua về bạn lấy ít muối chà xát lên bề mặt thịt 3 - 5 phút, rồi đem rửa lại vài lần với nước cho sạch, để ráo, cắt khúc vừa ăn.
Đồng thời, bắc nồi lên bếp cùng 500ml nước với lửa lớn. Nước sôi thì bạn cho toàn bộ phần giò vừa sơ chế vào chần sơ 5 - 7 phút.
Khi thấy thịt giò hơi săn lại, thì bạn tắt bếp, cho ra tô.
Bước 3: Nấu nước dùng
Kế đến, bắc nồi khác lên bếp cùng 1.2 lít nước, 1 củ hành tây và phần hồi, quế vừa rang vào, tiến hành nấu với lửa vừa khoảng 10 phút.
Nước hơi lăn tăn sôi thì bạn cho toàn bộ phần giò heo đã chần sơ, 1 củ cà rốt và 2 củ cải trắng vào, tiếp tục nấu thêm 25 - 30 phút nữa.
Khi các nguyên liệu đã chín mềm, thì bạn vớt phần hồi, quế, củ cải trắng và củ hành ra.
Đồng thời, nêm vào 4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm và 1 muỗng cà phê bột ngọt, dùng vá đảo đều để gia vị được hòa tan với nhau.
Khi nước dùng sôi trở lại thì bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, rồi tắt bếp.
Bước 4: Trụng hủ tiếu
Đồng thời, bắc nồi khác lên bếp cùng 500ml nước với lửa lớn. Nước sôi thì bạn cho toàn bộ hủ tiếu vào trụng sơ trong vòng 3 - 5 phút. Thấy hủ tiếu đã chín mềm, thì bạn tắt bếp, vớt ra tô.
Bước 5: Hoàn thành
Cuối cùng, bạn chỉ cần lấy tô rồi lần lượt cho vào 1 ít hủ tiếu, giò heo, cà rốt, nước dùng và thêm ít hành lá nữa là thưởng thức ngay thôi nhé!
7. Chân giò kho tiêu
Cái tên tiếp theo trong danh sách “giò heo làm món gì ngon?” Đó là món giò heo kho sả ớt thơm lừng khắp căn bếp với hương vị cay nồng từ sả và ớt. Màu sắc của những khoanh giò heo vô cùng đẹp mắt, hấp dẫn với màu vàng óng. Giò heo dai mềm, cay cay, thấm đều hương vị kho khiến bạn phải xuýt xoa.
Giò heo được hầm mềm, nhưng vẫn giữ được độ dai dai của lớp da bên ngoài. Không chỉ được biến tấu kho cùng sả ớt, bạn cũng có thể kho chân giò với các nguyên liệu dễ kiếm khác như nấm hay nước dừa,... Giúp cho món đậm đà, chắc chắn sẽ khiến bữa ăn cực kì hao cơm đấy nhé!
- Nguyên liệu:
- Cái món giò 1 g
- Hành 1 củ
- Tỏi 1 củ
- Đường 20 gram
- Hạt tiêu 1 muỗng cà phê
- Rượu trắng 1 muỗng canh
- Xì dầu 1 muỗng canh
- Nước tương 1 muỗng cà phê
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế và ướp chân giò
Chân giò sau khi làm sạch thì chặt miếng vừa ăn, kế đó đem rửa lại với rượu gạo rồi rửa sạch lại lần nữa.
Chuẩn bị một bát lớn, cho móng giò vào ướp với nước tương, xì dầu và hạt tiêu đen trong 30 phút.
Bước 2: Chiên sơ chân giò
Hành lột vỏ lụa, cắt mỏng. Làm nóng chảo với 1 muỗng canh dầu, trút tỏi đập dập và hành vào xào thơm.Trút móng giò vào rang cho đến khi móng giò xém cạnh, ngả màu vàng nâu. Thêm tiêu đen vào đảo đều.
Bước 3: Kho chân giò
Thêm nước, xì dầu, tương nhạt và đường vào, chờ sôi lại rồi đậy kín vung, hạ nhỏ lửa đun liu riu. Hầm móng giò trong vòng 1 giờ hoặc cho đến khi kiểm tra chân giò chín mềm thì tắt bếp và múc ra đĩa.
8. Chân giò muối
Ghé qua được bao nhiêu món chân giò kho, chân giò nấu canh, chân giò hun khói thì cũng không thể nào không nhắc đến món chân giò muối được.
Chân giò muối được chế biến và sử dụng làm những món nhắm trong những ngày lễ Tết. Giò heo muối không chỉ có vị thơm ngon đặc trưng mà còn được cuốn hút bởi độ dai giòn, sừn sựt, ăn mãi không thấy chán.
Không chỉ vậy, chân giò muối còn để được lâu mà không bị hư hỏng. Nhưng không phải công thức nào cũng làm được thành công được, nhưng bật mí rằng với 2 công thức sau bạn sẽ thành công ngay lần đầu tiên đấy.
- Nguyên liệu:
- Bắp giò heo 1 cái (1.6kg)
- Gạo 100 gr
- Hạt mắc khén 10 gr
- Hoa tiêu 10 gr
- Hoa tiêu xay 10 gr
- Tiêu sọ 20 gr
- Tiêu hạt 10 gr
- Thảo quả 5 gr (1 trái)
- Dổi 3 hạt
- Sả xay 30 gr
- Sả 5 nhánh
- Tỏi xay 20 gr
- Bột gừng 1/2 muỗng cà phê
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Chanh 1 trái
- Bột ngọt/muối 1 ít
- Dụng cụ thực hiện:
- Xửng hấp, hộp nhựa, máy xay, thố, lưới định hình giò heo, dao nhỏ, nồi, chảo, bếp
- Cách chế biến:
Bước 1: Rang các loại gia vị
Bạn bắc chảo lên bếp, bật bếp ở lửa nhỏ đến khi chảo nóng rồi cho 10gr hạt mắc khén, 10gr hoa tiêu, 20gr tiêu sọ, 1 hoa đại hồi, 1 trái thảo quả, 3 hạt dổi vào chảo rang thơm khoảng 30 giây thì tắt bếp để nguội.
Khi gia vị đã nguội, bạn cho vào máy xay khô, xay cho đến khi nguyên liệu trong cối nhuyễn hoàn toàn thì tắt máy và cho ra chén khô.
Bước 2: Sơ chế chân giò
Bạn cho chân giò lên thớt đưa phần xương nhỏ lên phía trên rồi từ từ dùng dao rọc sát phần xương để tách thịt ra. Bạn nên rọc từ từ và xoay đều để cho phần thịt sau khi tách ra vẫn còn đẹp mắt và không bị dính nhiều thịt trên xương.
Sau khi tách thịt khỏi xương thì bạn cho thịt vào thau, thêm vào 1 muỗng canh muối, vắt vào nửa trái chanh rồi cho nước lạnh vào thịt ngâm khoảng 10 phút.
Tiếp theo bạn vớt chân giò ra khỏi nước chanh muối, rửa lại với nước sạch và cạo sạch da để loại bỏ lông và chất bẩn còn dính trên chân giò, rồi rửa lại một lần nữa với nước sạch sau đó vớt ra rổ để ráo.
Bước 3: Ướp thịt chân giò
Bạn cho chân giò vào thau, thêm vào 30gr sả xay, 20gr tỏi xay, 1/2 muỗng cà phê bột gừng, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê bột ngọt và phần gia vị đã rang xay ở bước 1.
Tiếp theo, bạn dùng tay xoa đều gia vị lên phần thịt giò đến khi gia vị phủ đều lên các mặt bao gồm bên trong lẫn bên ngoài chân giò, sau đó ướp thịt trong 2 tiếng.
Bước 4: Tạo hình và ủ muối
Bạn bắc nồi lên bếp cho vào 2 lít nước và 2 muỗng canh muối khuấy đều với lửa lớn đến khi muối tan đều thì tiếp tục nấu đến khi nước muối thật sôi thì tắt bếp, để nguội.
Phần thịt giò sau khi ướp xong, bạn dùng muỗng để loại bỏ hết phần gia vị ướp bám trên thịt rồi lộn phần thịt vào trong để đưa phần da ra ngoài.
Tiếp theo, bạn dùng lưới bọc từ từ vào chân giò từ phần đầu nhỏ lên cho đến khi phần thịt chân giò nằm hoàn toàn trong lưới thì bạn rút 2 đầu dây lại.
Bạn bắc chảo nước sôi lên bếp, sau đó cho thịt chân giò sát trên bề mặt nước rồi dùng vá múc nước sôi rưới lên phần chân giò đến khi phần da heo săn đều lại.
Bạn cho phần chân giò vào 1 thố lớn, rồi cho phần nước muối đã nguội vào đến khi nước muối ngập mặt thịt thì đậy nắp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh ủ trong 24 tiếng.
Bước 5: Hấp chân giò
Sau 24 tiếng, bạn vớt chân giò ra khỏi nước muối để ra rổ cho ráo chân giò ráo nước.
Bạn lấy 1 cái nồi, cắt một miếng giấy bạc có kích thước bằng đáy nồi rồi cho vào, tiếp theo bạn cho vào 100gr gạo lên mặt giấy bạc, 100gr muối, 50gr đường, 10gr bột hoa tiêu và 10gr tiêu hạt sau đó bạn bật bếp lên đảo đều cho đến khi phần nguyên liệu bốc khói.
Tiếp theo bạn cho xửng vào nồi đang nóng, lót dưới đáy 5 nhánh sả rồi cho phần chân giò heo vào sau đó đậy nắp lại, hấp chân giò với lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng.
Cuối cùng, bạn tắt bếp vẫn đậy nắp và để cho chân giò nguội tự nhiên, sau đó bạn cho chân giò ra đĩa, để trước quạt gió đang bật hong khô cho đến khi phần da heo khô lại, rồi cho vào hộp nhựa cho vào ngăn mát tủ lạnh đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh 1 ngày là có thể dùng ngay nhé!
9. Chân giò rang muối
Nếu bạn là một trong những tín đồ ghiền những món chân giò thì đừng bỏ qua món chân giò rang muối này nhé. Đảm bảo sẽ không khiến bạn thất vọng với hương vị thơm ngon mà món ăn này mang đến đâu.
Chân giò rang muối tuy không khó nhưng buộc người nấu cần phải biết cách chế biến sao cho phần da giò vàng rụm, phần thịt bên trong chín mềm và không bị khô, vị mặn hài hòa vừa phải.
- Nguyên liệu:
- Bắp thịt chân giò 500 gr
- Sả 4 nhánh
- Muối rang 4 muỗng canh
- Bột chiên giòn 100 gr
- Giấm 3 muỗng canh
- Dầu ăn 200 ml
- Gia vị thông dụng 1 ít (Muối/ bột ngọt/ tiêu)
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa thịt chân giò trong một cái thau, cho 2 muỗng canh muối vào ngâm khoảng 10 phút.
Để khử mùi và làm sạch bạn nên dùng dao cạo sạch phần da heo, thêm 3 muỗng canh giấm vào thịt chân giò rồi rửa lại với nước nhiều lần, vớt ra để ráo.
Cắt đôi thịt chân giò rồi khứa ở giữa miếng thịt để thịt dễ thấm hơn.
Sả bạn cắt bỏ gốc già, rửa sạch và cắt khúc rồi chẻ sợi nhỏ.
Bước 2: Ướp và bó thịt
Bạn cho vào chén 1 muỗng canh muối rang, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, trộn đều.
Rắc đều hỗn hợp muối ướp lên thịt chân giò, dùng tay xoa đều.
Tiếp đó bạn lấy chỉ cuốn chặt miếng chân giò lại.
Bước 3: Luộc thịt và lăn bột
Bạn bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 lít nước nấu sôi, khi nước sôi bạn cho thịt chân giò vào luộc trong 5 phút để chân giò săn lại.
Bạn cho bột chiên giòn ra dĩa, lăn đều bó thịt chân giò qua 1 lớp bột chiên giòn.
Bước 4: Chiên thịt
Bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, thêm dầu ăn cho ngập 1/4 nồi. Đợi dầu nóng bạn cho 2 bó thịt chân giò vào chiên khoảng 20 phút cho vàng đều 2 mặt.
Khi thấy chân giò đã vàng đều, bạn vớt ra để ráo dầu.
Tiếp tục cho sả vào chiên khoảng 5 phút cho đến khi vàng thì tắt bếp, vớt ra để ráo dầu.
Bước 5: Xóc muối:
Đợi bó thịt bớt nóng, bạn dùng dao cắt bỏ chỉ và cắt miếng vừa ăn.
Cho thịt vào tô, thêm sả, 3 muỗng canh muối rang, xóc đều và cho ra dĩa là hoàn thành.
10. Thịt đông chân giò
Nhắc tới những món lễ Tết thì thịt đông là một trong những món không thể thiếu trong mâm cơm lễ Tết. Vậy bạn đã ăn thử món thịt đông được làm từ chân giò heo chưa, đảm bảo bạn sẽ khó cưỡng với hương vị món ăn này đâu.
Thịt đông chân giò không chỉ thơm ngon bởi mùi vị thơm ngon mà phần thịt đông này còn có độ dai dai giòn giòn giòn đặc biệt. Ăn thịt đông chân giò cùng với 1 ít tương ớt cay cay cùng 1 miếng bia nồng ấm thì không còn gì bằng.
- Nguyên liệu:
- Thịt chân giò 500 gr
- Da heo 200 gr
- Hành tây 1 củ
- Hành tím 3 củ
- Nấm hương 50 gr (ngâm nở)
- Nấm mèo/ mộc nhĩ 50 gr (ngâm nở)
- Dầu ăn 1 ít
- Nước mắm 1 muỗng cà phê
- Muối/ hạt nêm 1 ít
- Dụng cụ thực hiện:
- Nồi áp suất điện (hay nồi áp suất gas), chảo, dao, thớt, muỗng,...
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế và ướp thịt chân giò
Để khử mùi hôi, chân giò mua về dùng dao lam cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát, sau đó rửa lại với nước sạch. Chẻ chân giò ra miếng vừa phải và lọc bỏ mỡ và xương.
Ướp thịt chân giò với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm trong 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Bước 2: Sơ chế da heo
Trước tiên, bạn ngâm da heo trong nước muối pha loãng tầm 15 phút, sau đó rửa lại qua 2 - 3 lần nước sạch rồi cắt thành khúc vừa ăn.
Bắc nồi nước lên bếp, cho vào 1 ít muối, khi nước sôi, cho da heo vào chần sơ khoảng 2 phút rồi vớt ra, cho vào tô nước lạnh để da giữ độ giòn, không bị thâm rồi cho ra rổ, để ráo.
Bước 3: Xào thịt
Cho vào chảo 1 ít dầu ăn và phi với 1 củ hành tím băm nhỏ.
Tiếp đến, bạn cho tô thịt vừa ướp vào trong chảo đã phi dầu và tiến hành đảo đến khi thấy thịt bắt đầu săn lại thì tắt bếp.
Bước 4: Nấu thịt chân giò
Cho thịt vào nồi áp suất, đổ 1 lít nước vào cho ngập thịt, rồi tiến hành nấu trong 5 phút.
Hết thời gian nấu, nồi chuyển sang chế độ hâm, bạn xả áp suất trong nồi ra.
Bước 5: Nấu da heo, hành tây
Mở nắp nồi áp suất ra, cho da heo và hành tây vào nấu cùng thịt trong 15 phút.
Nấu xong bạn xả áp như thường và vớt da heo, hành tây ra.
Bước 6: Hoàn thành
Nấm hương và nấm mèo bạn cho ngâm nước cho nở ra rồi mới cắt thành sợi cho vào nồi, rắc hạt tiêu và đảo đều, nấu tiếp 5 phút.
Hết thời gian nấu, bạn xả áp ra, khi thịt đã nhừ, bạn múc ra tô, để nguội, cho vào tủ lạnh 4 tiếng để thịt đông là hoàn thành.
11. Chạo chân giò
Chạo là một trong những món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Việt. Chạo xuất xứ từ Huế, trước đây chạo được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản như thịt và tôm cùng các gia vị thông thường khác. Nhưng nay chạo được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau giúp món ăn trở nên thơm ngon hấp dẫn hơn.
Chạo chân giò được kết hợp từ những nguyên liệu như gừng riềng, khế và các nguyên liệu khác giúp món ăn trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết. Ăn một miếng chạo chân giò giòn giòn cùng vị cay cay ở đầu lưỡi của riềng khiến người ăn ăn mãi mà không thấy chán.
- Nguyên liệu:
- Chân giò heo 1.3 kg
- Sả 5 cây
- Riềng 6 củ
- Ớt 2 trái
- Khế 3 trái
- Mè trắng 60 gr
- Ngò rí 1 nhánh
- Rau thơm 2 nhánh
- Húng quế 2 nhánh
- Lá sung 2 nhánh
- Đinh lăng 2 nhánh
- Bột ngọt 1.5 muỗng canh
- Nước mắm 4 muỗng canh
- Dầu ăn 1/2 muỗng canh
- Dụng cụ thực hiện:
- Chảo, thau, dao, đèn khò, chày, cối,...
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế chân giò
Chân giò heo mua về bạn dùng đèn khò khò xung quanh chân giò đến khi lớp da của chân giò đen lại và các lớp da săn lại thì bạn dừng lại.
Cho vào thau, rửa sạch lớp đen bên ngoài sau đó dùng dùng dao cắt một vòng xung quanh phần móng chân rồi cắt dọc phần thịt ở chân giò.
Sau đó, lóc từ từ phần thịt và da ra khỏi xương rồi lóc tiếp tách phần da ra khỏi thịt và cắt nhỏ thành các tảng thịt mỏng vừa ăn có độ dày khỏang 1 lóng tay.
Bước 2: Giã các gia vị
Sả cây bạn lấy 2 cây rửa sạch sau đó dùng dao đập dập và băm nhỏ. Riềng bạn lấy 1 củ gọt bỏ vỏ, cắt lát và băm nhỏ. Ngò rí, rau thơm, húng quế và đinh lăng bạn nhặt lá, rửa sách và cắt nhỏ. Lá sung bạn chỉ cần nhặt lá và rửa sạch.
Bước 3: Ướp chân giò
Để ướp chân giò bạn cho lần lượt thịt chân giò, da heo, sả đập dập, riềng đập dập, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm vào thau. Sau đó trộn đều cho phần thịt và da chân giò thấm đều gia vị.
Bước 4: Áp chảo chân giò
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 1/2 muỗng canh dầu ăn vào, đun với lửa lớn đến khi dầu nóng bạn dùng đũa khuấy đều cho dầu tản nhiệt ra, hạ lửa xuống mức trung bình rồi cho thịt chân giò đã ướp vào.
Áp chảo mỗi mặt khoảng 3 phút cho phần thịt các mặt thịt săn lại và chuyển sang màu hơi vàng thì bạn gắp thịt ra. Và cho tiếp da chân giò vào áp chảo mặt trong da chân giò trước khoảng 2 phút rồi trở mặt áp chảo mặt ngoài thêm 2 phút nữa thì bạn tắt bếp và gắp ra.
Sau khi áp chảo xong bạn cho lên thớt và dùng dao cắt thịt và da thành các lát nhỏ vừa ăn.
Bước 5: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
4 củ riềng còn lại bạn gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát nhỏ sau đó cho vào cối và dùng chày giã nhuyễn. 4 cây sả bạn rửa sạch, băm nhỏ.
Khế bạn rửa sạch, cắt lát và vắt nhẹ cho ra bớt nước. Còn ớt bạn rửa sạch, bỏ cuống và cắt lát.
Mè trắng mua về bạn rang đều trên lửa vừa đến khi mè thơm và vàng ươm thì tắt bếp.
Bước 6: Trộn chạo
Cho da và thịt đã cắt lát nhỏ cùng nước cốt riềng, ớt cắt lát, riềng giã nhuyễn, sả băm nhuyễn, khế cắt lát và 3 muỗng canh nước mắm vào.
Trộn đều sau đó nêm thêm 1 muỗng canh bột ngọt và cho rau thơm, ngó rí, húng quế, lá đinh lăng cắt nhỏ và mè rang vào. Đảo đều tay là ta đã hoàn thành xong món ăn này rồi!
12. Chân giò xào lăn
Chân giò không chỉ có hương vị thơm ngon, dai dai giòn giòn mà còn là món ăn giàu dinh dưỡng. Đặc biệt các món từ chân giò rất phù hợp với người cần bồi bổ sức khỏe, người lớn tuổi và gầy yếu.
Nếu bạn chưa biết giò heo nấu món gì ngon thì chân giò kết hợp với các nguyên liệu như sả, hành, nước cốt dừa,... giúp món ăn trở nên thơm ngon đậm đà hơn. Có thể nói món ăn được nấu có hơi hướng giống món cà ri nhưng được biến tấu với nguyên liệu chân giò sừn sựt như tan trong miệng.
- Nguyên liệu:
- Giò heo 1 cái
- Nước dừa 500 ml
- Nước cốt dừa 160 ml (1 lon)
- Đậu phộng rang 200 gr
- Nấm mèo 10 cái
- Hành tây 1 củ
- Sả 6 nhánh
- Hành tím 6 củ
- Tỏi 1 củ (lớn)
- Ớt 2 trái
- Rau mùi 1 ít
- Tương hột 3/2 chén (chén cơm)
- Bột cà ri 2 muỗng canh
- Ngũ vị hương 1/2 muỗng canh
- Dầu ăn 1 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (hạt nêm/ đường/ muối)
- Dụng cụ thực hiện:
- Dĩa, dao, thớt, tô, chày, cối, khò ga, ...
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế giò heo
Giò heo sau khi mua về, bạn thui sơ trên lửa để làm teo lông hoặc bạn cùng có thể dùng dao cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Sả rửa sạch, cắt bỏ lá. Sau đó, bạn lấy 1/2 số sả đi đập dập rồi băm nhỏ, phần còn lại thì cắt khúc.
Tỏi, hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ. Tương hột băm nhỏ rồi cho ra chén.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Hành tây lột vỏ, rửa sạch và thái múi cau. Rau mùi rửa sạch và thái rối.
100gr đậu phộng rang bạn mang đi giã nhuyễn, phần còn lại để nguyên. 2 quả ớt rửa sạch, sau đó cắt nhỏ.
Nấm mèo đem ngâm nước cho nấm nở đều, với thời gian khoảng 30 phút, rồi cắt bỏ phần gốc đi. Sau đó đem đi cắt mỏng.
Bước 3: Ướp thịt chân giò
Bạn dùng dao chặt giò heo thành các miếng vừa ăn rồi cho ra tô lớn để chuẩn bị ướp.
Sau đó bạn bắt đầu ướp giò heo với 1/2 phần sả băm, vài cây sả cắt khúc, 1/2 muỗng canh ngũ vị hương, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng canh đường.
Tiếp tục thêm 1 chén cơm tương hột, 1/2 phần hành tím băm, 1/2 phần tỏi băm, 2 muỗng canh bột cà ri, 1/3 lon nước cốt dừa vào tô rồi trộn đều lên và ướp trong 1 tiếng để cho giò heo được thấm gia vị.
Bước 4: Xào lăn
Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng bạn cho 1 muỗng canh dầu ăn vào. Sau đó cho hết số hành tím và tỏi băm còn lại vào phi thơm rồi bỏ thêm vào những cây sả cắt khúc còn lại vào chảo xào thơm.
Tiếp đó, cho phần chân giò heo đã ướp vào chảo và đảo đều lên. Xào trên lửa vừa cho thịt săn lại.
Bây giờ, bạn cho hết 500ml nước dừa vào nấu trên lửa lớn, đến khi nước sôi và bắt đầu hơi cạn thì bạn cho nấm mèo, hành tây vào. Ninh trong tầm 10 - 15 phút trên lửa nhỏ để nước rút thấm hết vào chân giò heo.
Cuối cùng, bạn cho 1/3 lon nước cốt dừa vào, nấu thêm 5 phút nữa và nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 6: Làm nước chấm
Cho hết số sả băm còn lại và 2 quả ớt cắt nhỏ, 1/2 chén cơm tương hột vào cối rồi dùng chày giã nhuyễn và múc ra chén.
Sau đó cho hết phần đậu phộng đã giã nhuyễn trước đó vào chung với sả ớt, rồi cho 1/3 lon nước cốt dừa vào rồi trộn đều lên. Vậy là nước chấm đã sẵn sàng rồi.
13.Giò heo nấu món gì ngon - Chân giò ngâm mắm
Thịt chân giò là một trong những nguyên liệu không chỉ thơm ngon mà còn dễ dàng chế biến với nhiều món ăn khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến món chân giò ngâm nước mắm, món ăn mang linh hồn ẩm thực Việt từ xưa.
Với hương vị thơm ngon, dễ dàng chế biến, chân giò ngâm mắm đã trở thành món ngon hấp dẫn của người Việt trong dịp lễ Tết. Chân giò giòn mặn ngọt đậm đà,
Chân giò ủ muối có lớp da dai, trong veo. Từng miếng thịt bóng, đậm đà thơm ngon ăn kèm với rau sống chấm cùng miếng nước mắm ớt cay chua ngọt thì hết chỗ để chê.
- Nguyên liệu:
- Chân giò 1 kg (1 cái)
- Ớt 4 trái
- Gừng 1 nhánh
- Chanh 1 trái
- Tỏi 5 tép (lột vỏ)
- Hành tím 3 củ (cắt lát)
- Tiêu hạt 1/2 muỗng canh
- Nước mắm 250 ml
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm)
- Dụng cụ thực hiện:
- Hũ thủy tinh, dao, nồi, tô, dây lạc,...
- Cách chế biến:
Bước 1: Pha nước mắm
Cho 250ml nước lọc, 100gr đường và 250ml nước mắm và nồi, vừa đun vừa dùng muỗng khuấy đều khoảng 3 phút cho nước mắm sôi lên và đường tan hết thì bạn tắt bếp và để nguội.
Bước 2: Luộc thịt chân giò
Chân giò mua về để khử đi mùi hôi sau khi đã dùng dao lóc lấy thịt thì bạn dùng muối và 1 trái chanh cắt lát chà xát đều xung quanh miếng thịt rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
Phần thịt chân giò đã ráo nước bạn cuộn tròn lại, lấy dây vừng buộc vòng quanh miếng thịt và cột nút cố định cho chặt.
Tiếp theo cho khoảng 500ml nước cùng 1 củ hành tím cắt lát và gừng cắt lát vào nồi, bắc lên bếp, đun với lửa lớn cho nước trong nồi sôi, bạn cho chân giò vào chần sơ khoảng 4 phút với lửa vừa cho thịt chân giò săn lại thì bạn tắt bếp.
Đổ bỏ đi phần nước chần rồi cho tiếp 400ml nước cùng chân giò, hết phần hành tím còn lại và 1 muỗng cà phê hạt nêm vào, luộc với lửa vừa khoảng 25 - 30 phút cho thịt chân giò chín mềm có thể dễ dàng xuyên qua thì bạn gắp chân giò ra.
Ngâm ngay trong tô nước lọc để hạ nhiệt nhanh thịt chân giò đồng thời giúp phần da của chân giò được giòn và ngon hơn.
Bước 3: Ngâm thịt chân giò với nước mắm
Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh rửa sạch bằng nước sôi rồi để thật khô ráo. Dùng dao cắt bỏ dây buộc và xếp thịt vào lọ.
Sau đó đổ nước mắm đã nấu để nguội vào, xếp 1 trái ớt cắt nhỏ, cùng 5 tép tỏi lột vỏ và 1/2 muỗng canh tiêu hạt xen kẽ xung quanh lọ và đậy nắp kín.
Ngâm và bảo quản trong ngăn mát tử lạnh từ 2 - 3 ngày cho thịt thấm gia vị. Khi ăn chỉ cần lấy thịt chân giò ngâm mắm ra thái miếng mỏng, xếp ra đĩa là có thể thưởng thức ngay rồi!
14. Chân giò bó luộc
Không quá bắt mắt như món Nhật hay bổ dưỡng như món Trung, ẩm thực Việt dân dã nhưng lại mang đến hương vị khiến người ta nhớ mãi không nguôi. Có thể nhắc đến món chân bó luộc, món ăn không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn là nét đặc trưng của ẩm thực Việt.
Chân giò được tỉ mỉ rút xương nhưng vẫn giữ được hình dáng của cục giờ lớn. Sau đó được bó là luộc để giúp chân giò chắc và thơm ngon hơn. Chân giò rút xương luộc ăn kèm với nước mắm tỏi ớt cuốn với bánh tráng luộc cùng ít rau sống thì thật sự rất ngon.
- Nguyên liệu:
- Thịt chân giò 800 g
- Nước tương 20 ml
- Ngũ vị hương 1 muỗng cà phê
- Tỏi 1 củ
- Gừng 1 nhánh
- Ớt 5 trái
- Hành tím 1 củ
- Chanh 1 quả
- Giấy bạc 1 ít
- Nước tương 1 thìa
- Tương ớt 1/3 thìa
- Đường 1/3 thìa
- Nước cốt chanh 1 thìa
- Hành tím thái thật mỏng 1 củ
- Gừng non băm nhuyễn 1 thìa
- Ớt cay bỏ hạt băm nhuyễn 3 quả
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, băm nhỏ. Hành tím thái lát mỏng, ớt tươi bỏ hạt thái nhỏ (dùng để pha nước chấm).
Chân giò sau khi rút xương thì đem rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Ướp và luộc chân giò
Lộn phần thịt chân giò phía trong ra và tiến hành ướp với các nguyên liệu sau: phần tỏi băm nhỏ, 1 thìa ngũ vị hương, 20ml nước tương.
Ướp thịt chân giò khoảng 10 - 15 phút rồi sử dụng giấy bạc để cuộn chặt thịt chân giò lại. Lưu ý, khi cuộn bạn cuộn sao cho phần da heo ở phía ngoài.
Sau đó, đun sôi 1 nồi nước cùng 1 thìa muối và chút nước mắm sau đó cho chân giò bọc giấy bạc.
Bước 3: Pha nước chấm chân giò
Cho toàn bộ phần nguyên liệu pha nước chấm vào chén và khuấy đều.
15. Chân giò nướng giấy bạc
Chỉ cần nghe tới cái tên thôi cũng đủ khiến con người ta phát thèm. Hương thơm ngào ngạt của món chân giò nướng lan tỏa xa, đứng cách hàng chục mét cũng có thể ngửi thấy được mùi thơm lừng của món ăn ngày.
Chân giò được xem sơ chế và tẩm ướp các gia vị sao cho thơm, đậm đà. Sau đó được nướng với lửa hồng khiến cho lớp da giò nổ giòn rụm thơm ngon khó cưỡng. Cắt miếng chân giò là có thể nghe được tiếng rôm rốp khó tả, để thơm ngon hơn bạn có thể ăn kèm với chút rau thơm và chấm với một chút nước sốt đậm đà.
- Nguyên liệu:
- Sả 100 gr
- Mật ong 1 muỗng canh
- Dầu hào 1 muỗng canh
- Tỏi 1 củ
- Muối 1/2 muỗng
- Thịt chân giò heo 500 gr (chọn nguyên bắp)
- Dụng cụ thực hiện:
- Lò nướng, giấy bạc, tô, chén, dao, thớt,...
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế chân giò
Chân giò sau khi mua về, làm sạch bạn tiến hành rút xương lấy phần thịt để chế biến. Sả băm nhuyễn. Tỏi băm nhuyễn.
Bước 2: Ướp chân giò
Trộn gia vị ướp: Cho vào chén một ít dầu hào, muối, mật ong, tỏi băm, sả băm trộn đều.
Ướp chân giò: Bạn đeo bao tay vào, đổ phần gia vị ướp lên chân giò, chà xát cho thật đều. Sau đó cho chân giò vào ngăn mát tủ lạnh để 6-8 giờ hoặc để qua đêm cho chân giò thật thấm gia vị.
Bước 3: Nướng chân giò
Chân giò sau khi ướp bạn lấy ra gói vào tấm giấy bạc lớn cho thật kín.
Làm nóng lò nướng ở 180 độ C, cho gói chân giò bọc giấy bạc vào nướng theo chế độ 2 lửa trong thời gian khoảng 30 phút.
Sau 30 phút bạn tăng nhiệt lên 250 độ C tiếp tục nướng thêm 15 phút để thịt chín kỹ và giòn phần da bên ngoài.
16. Lẩu chân giò
Nếu bạn đã thử các món chân giò kho, hầm, xào thì đừng bỏ qua món lẩu chân giò thơm ngon hấp dẫn này nhé. Lẩu chân giò với nước dùng đậm đà thơm lừng cùng vị béo ngọt của chân giò, ai đã thử cũng phải tấm tắc khen ngon.
Giò heo được hầm mềm, thấm đều hương vị. Khi ăn thử, bạn sẽ thích mê bởi lớp da dai dai, thịt mềm thấm nước dùng cùng hương thơm cay nồng nhè nhẹ của gừng. Bạn có thể ăn kèm giò heo hầm với cơm hoặc bún, chấm thêm chút nước mắm giúp món ăn thêm tròn vị.
- Nguyên liệu:
- Giò heo 1.4 kg (1 cái giò heo)
- Măng tươi 400 gr
- Rau móp chua 200 gr
- Sả 5 tép
- Tỏi 2 củ
- Hành tím 30 gr
- Hành tây 1 củ
- Hành boa rô 1 cây
- Lá chanh 8 lá
- Ớt khô 5 trái
- Đường phèn 20 gr
- Nước mắm 2 muỗng canh
- Dầu ăn 4 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ hạt nêm/ bột ngọt/ đường/ tiêu xay)
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế và ướp chân giò heo
Chân giò mua về bạn nhổ sạch lông cứng còn bám trên da rồi dùng muối hạt chà xát khắp toàn bộ chân giò, sau đó rửa thật sạch dưới vòi nước chảy.
Tiếp đó bạn dùng dao thật bén cắt 1 đường bên ngoài chân giò theo chiều từ trên xuống, cắt chạm đến xương ống giò rồi nhẹ nhàng khứa bỏ phần xương này ra.
Lúc này bạn chặt chân giò thành các khoanh vừa ăn là được.
Bạn làm sạch vỏ và băm nhỏ một ít riềng và 2 củ tỏi.
Ướp thịt và chân giò với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, phần riềng băm và tỏi băm.
Trộn đều chân giò và để khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Măng bóc sạch bẹ vỏ cứng, cắt thành từng miếng vuông vừa ăn rồi đem ngâm trong nước muối khoảng 10 phút.
Bắc 1 nồi nước lên bếp, đun sôi rồi cho vào 1/2 muỗng canh muối và phần măng đã cắt miếng vuông vào luộc trong 5 phút. Sau đó vớt ra rửa lại với nước.
Hành tím bóc vỏ, riềng rửa sạch và cạo vỏ, sả bỏ hết phần vỏ già bên ngoài rồi đem đập dập hết các nguyên liệu này.
Hành tây lột vỏ, rửa sạch rồi bổ múi cau. Hành boa rô thì rửa sạch, cắt thành từng khúc chéo có độ dày khoảng 1/2 đốt ngón tay.
Rau móp chua thì cắt thành khúc nhỏ.
Bước 3: Xào giò heo
Bắc 1 cái nồi khác lên bếp, để lửa vừa rồi cho vào 4 muỗng canh dầu ăn và đun nóng. Khi dầu nóng bạn cho toàn bộ phần hành tím, riềng và sả đập dập vào, phi thơm.
Tiếp theo bạn cho toàn bộ giò heo vào, xào trong 5 - 10 phút để giò heo săn lại. Lúc này, bạn thêm 8 lá chanh cùng 1 muỗng canh nước mắm vào nồi, đảo đều.
Sau đó, bạn cho măng vào xào với nồi chân heo trong 10 phút để gia vị thấm vào măng.
Bước 4: Nấu lẩu chân giò heo
Đổ 1.5 lít nước vào nồi cùng với 1 củ hành tây bổ múi cau, đun thêm khoảng 5 phút thì là cho hành boa rô và rau móp chua vào.
Đậy vung lại, hạ nhỏ lửa rồi đun trong 1 tiếng để chân giò chín mềm.
Sau khi đun lẩu, bạn có thể thử xem giò heo mềm chưa bằng cách dùng đũa xiên vào miếng thịt, nếu đũa xiên qua dễ dàng thì giò đã chín mềm.
Nêm lẩu với 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm và 20gr đường phèn. Nấu thêm 5 phút, cho 5 trái ớt khô lên trên, đảo đều rồi nêm nếm lại cho hợp khẩu vị và tắt bếp.
17. Giò heo làm món gì ngon - Hấp sả ớt
Với 3 cách làm siêu đơn giản cùng các nguyên liệu dễ kiếm bạn hoàn toàn có thể làm ngay món chân giò hấp siêu ngon siêu đơn giản. Không chỉ làm mới bữa ăn của bạn còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Giò heo hấp mềm, thấm đều gia vị. Ăn cùng với giò heo là rau sống hay bánh tráng cuốn giúp món ăn tròn vị thơm ngon hơn.
- Nguyên liệu:
- Thịt chân giò 3 kg
- Giấm ăn 1 chén (chén cơm)
- Sả 6 nhánh
- Riềng 1 củ
- Ớt sừng 1 trái
- Chanh 1/4 quả
- Hành 6 củ
- Tỏi 6 tép
- Dầu mè 1 muỗng cà phê
- Rượu trắng 1 muỗng cà phê
- Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm/ tiêu)
- Dụng cụ thực hiện:
- Xửng hấp, nồi hấp, chỉ nha khoa, chày, cối, dao,...
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế chân giò
Cho vào thau nước khoảng 1 chén canh giấm ăn, 1 muỗng canh muối, khuấy đều cho muối tan. Sau đó bạn cho chân giò vào rửa sạch và ngâm trong vòng 10 phút sau đó rửa sạch chân giò dưới vòi nước, rửa khoảng 3 - 4 lần với nước rồi vớt ra để ráo.
Tiếp theo bạn dùng dao khía lên thịt của giò heo dễ thấm vị hơn.
Bước 2: Giã sả ớt
Cắt lát sả và ớt cho vào cối rồi dùng chày giã nhuyễn rồi cho tỏi và hành tím vào. Tiếp tục giã cho đến khi tỏi và hành nhuyễn thì cho tiếp riềng cắt lát vào. Giã tiếp cho riềng nhuyễn rồi cho lần lượt 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu hột vào cối. Giã nhuyễn đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau.
Bước 3: Ướp chân giò
Cho thịt vào thau rồi dùng sả ớt vừa giã xoa đều lên miếng thịt, cho vào 1 muỗng cà phê dầu mè và 1 muỗng cà phê rượu trắng, nước cốt chanh của 1/4 trái chanh vào, thoa đều, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng thau và ướp khoảng 30 phút cho thịt thấm đều gia vị.
Bước 4: Hấp chân giò
Trải thịt chân giò đã ướp lên mâm rồi cho 4 nhánh sả đập dập vào chính giữa, cuộn thịt lại, dùng chỉ nha khoa cột chặt thịt chân giò vào.
Tiếp theo bạn cho lần lượt lá chuối, 4 nhánh sả và thịt chân giò cuộn lên xưởng hấp. Đậy nắp lại và hấp khoảng 40 phút cho thịt chín đều thì tắt bếp, gắp thịt ra.
Để nguội, cắt hết chỉ nha khoa ra và thái thành các lát mỏng vừa ăn.
18. Canh chân giò hạt sen
Canh chân giò hạt sen - món canh vừa bổ dưỡng vừa dễ nấu cho gia đình của bạn. Nếu những món canh rau quá nhàm chán thì có thể thử ngay cách nấu canh chân giò dưới đây, có thể là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho bữa cơm nhà bạn đấy.
Canh chân giò hạt sen cơ bản đã thơm ngon bởi vị ngọt của chân giò tiết ra, kèm theo đó là sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu rau củ ngọt và hạt sen vô cùng bổ dưỡng làm món canh của bạn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ A đến Z.
- Nguyên liệu:
- Giò heo 500 gr
- Cà rốt 2 củ
- Nấm hương khô 5 gr (nấm đông cô)
- Hành ngò 1 ít
- Hạt sen tươi 100 gr
- Hạt nêm 3 muỗng cà phê
- Muối 2 muỗng cà phê
- Nước mắm 1/2 muỗng canh
- Đường 1 muỗng canh
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế giò heo
Giò heo mua về dùng dao cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch. Sau khi rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt giò thành các miếng vừa ăn.
Sau đó cho móng giò vào chần qua nước sôi chừng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi. Sau đó vớt ra cho vào thau nước đá khoảng 2 phút rồi vớt ra đem rửa giò heo lần nữa dưới vòi nước sạch rồi để ráo.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Cà rốt gọt sơ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, cắt khoanh. Hành ngò rửa sạch, cắt nhuyễn.
Nấm hương khô đem ngâm với nước ấm khoảng 30 phút, sau đó vớt ra rửa và vò nấm dưới vòi nước sạch nhiều lần cho sạch cát, cắt bỏ phần chân nấm.
Về phần hạt sen, bạn có thể mua hạt sen tươi hoặc hạt sen khô
Đối với hạt sen tươi: Hạt sen tươi các bạn tách vỏ, tách tim sen, rửa sạch tránh làm đắng hạt nếu còn tim sen vương lại.
Đối với loại hạt sen khô trong siêu thị: bạn cần ngâm nước tầm 2 tiếng để hạt sen nở đều, không bị cứng.
Sau đó mang hạt sen đi luộc sơ với nước khoảng 20 phút để hạt sen mau mềm, giúp tiết kiệm thời gian khi nấu. Sau đó vớt hạt sen ra chén.
Bước 3: Nấu canh
Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 lít nước và phần giò heo đã sơ chế, ninh giò trong 30 phút để giò mềm và ra nước ngọt.
Sau 30 phút, cho 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm vào khuấy đều, tiếp tục cho cà rốt vào hầm cho đến khi cà rốt chín mềm.
Tiếp tục cho phần nấm hương và hạt sen vào nấu rồi nêm vào 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, khuấy đều cho các gia vị hòa tan.
Cho phần hành ngò vào đảo đều rồi tắt bếp là hoàn thành.
19. Lagu giò heo
Lagu là món ăn có nguồn gốc từ ẩm thực Pháp, được Việt hóa từ cái tên đến cách nấu và khẩu vị. Món Lagu sử dụng nguyên liệu chủ yếu là thịt bò, lợn hoặc gà tuy nhiên ngày nay được biến tấu như sử dụng nguyên liệu giò heo để giúp đa dạng thêm món ăn.
Đặc trưng lớn nhất của Lagu là không dùng nồi áp suất để hầm nhừ phần giò heo mà nó được nấu với lửa nhỏ liu riu để gia vị thấm sâu vào thịt và giúp giò heo mềm từ từ ra.
Chính vì vậy mà món Lagu giò heo có phần thịt mềm và mọng nước, không bị dai hay nát. Rau củ quả vẫn giữ được chất dinh dưỡng, nước dùng sậm màu cánh gián, sền sệt và có vị béo đặc trưng. Cả một nồi lagu tỏa ra hương thơm hấp dẫn mà ai cũng muốn thử.
- Nguyên liệu:
- Giò heo 800 gr
- Cà rốt 2 củ
- Hành tây 1 củ
- Đậu trắng 1 hộp (khoảng 425gr)
- Bột bắp 2 muỗng canh (có thể thay bằng bột năng)
- Hành lá 2 nhánh
- Ngò rí 2 nhánh
- Ớt 2 trái
- Hành tím 2 củ
- Sa tế 2 muỗng canh
- Nước mắm 2 muỗng canh
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (bột nêm/ đường/ tiêu/ muối)
- Dụng cụ thực hiện:
- Nồi áp suất, tô, đũa, muỗng, rổ,...
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế giò heo
Giò heo mua về bạn đem rửa sơ với nước cho sạch bụi bẩn.
Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi và cho vào nồi 1 muỗng cà phê muối, khi nước sôi lớn thì bạn cho chân giò vào chần trong 3 phút.
Sau 3 phút thấy thịt chân giò săn lại thì bạn vớt chân giò ra, rửa kĩ lại với nước lạnh cho sạch rồi để ráo.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Đậu trắng đổ từ hộp ra mang chắt hết nước ngâm, rửa qua nước lạnh cho sạch và hết nhớt rồi để ráo.
Cà rốt mua về bạn cắt bỏ cuống, gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu vừa ăn.
Hành tây cắt gốc, bóc vỏ và rửa sạch, sau đó cắt làm đôi. Cho hành tây vào ngâm trong tô nước đá lạnh cho khỏi hăng.
Hành ngò cắt bỏ gốc, nhặt bỏ lát sâu héo, dập úng rồi rửa sạch, để ráo.
Bước 3: Ướp giò heo
Giã nhuyễn 2 trái ớt với 2 củ hành khô.
Giò heo sau khi đã sơ chế sạch và để ráo, bạn cho giò heo vào tô to ướp cùng 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu.
Cho thêm vào giò heo 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh sa tế và hỗn hợp hành ớt giã nhuyễn vào. Trộn đều cho gia vị áo đều lên toàn bộ phần chân giò.
Ướp chân giò trong vòng 30 phút cho thịt thấm gia vị.
Bước 4: Hầm giò heo
Bắc nồi lên bếp để lửa lớn và làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu sôi lăn tăn thì bạn cho 2 tép tỏi đập dập vào phi vàng thơm.
Khi tỏi đã chuyển vàng và dậy mùi, bạn cho giò heo đã được ướp thấm gia vị vào xào với lửa lớn cho thịt săn lại rồi cho 3 lít nước lọc và hành tây vào nồi. Đậy nắp, hạ lửa vừa và hầm canh trong vòng 60 phút.
Sau khi hầm được 60 phút, bạn mở nắp nồi vớt bỏ phần hành tây, lần lượt cho cà rốt và đậu trắng vào hầm thêm 20 phút nữa.
Bước 5: Hoàn thành
Pha 2 muỗng canh bột bắp (hoặc bột năng) vào chén cùng 4 muỗng canh nước lọc, khuấy đều cho bột tan và không để vón cục.
Cho từ từ phần bột đã hoà tan vào nồi giò đang hầm, có thể gia giảm lượng hỗn hợp bột để nước dùng có độ sệt vừa ý.
Nêm nếm lại lần cuối cho nước dùng vừa miệng là món ăn đã hoàn thành rồi.
20. Chân giò om sấu
Quả sấu ngoài là một loại quả với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe thì còn là loại gia vị mà khi kết hợp với các món ăn sẽ đem đến hương vị chua thanh.
Với món "Giò heo om sấu" thành phẩm chân giò được om chín mềm, màu vàng nhẹ hấp dẫn, da săn giòn vàng ươm thấm vị chua thanh nhẹ từ quả sấu.
Nước dùng từ món giò heo om sấu sánh nhẹ, hương vị thanh chua hòa quyện vào vị béo ngọt từ chân giò đem lại món ăn không thể chối từ. Bạn đã chọn được giò heo làm món gì ngon rồi chứ?
- Nguyên liệu:
- Chân giò 1 kg
- Sấu non 100 gr
- Hành lá 10 nhánh
- Hành tím 4 củ
- Ớt 5 trái
- Tỏi 1/2 củ
- Dầu ăn 100 ml
- Dầu hào 1 muỗng canh
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (hạt nêm/ tiêu/ đường)
- Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chân giò mua về dùng dao cạo sạch phần lông, rồi dùng muối chà xát để khử mùi hôi, sau đó rửa lại với nước sạch. Sau khi rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt phần chân giò thành các miếng vừa ăn. Sau đó cho chân giò vào chần qua nước sôi khoảng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi.
Sấu, ớt mua về bỏ phần cuống, rửa sạch. Tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch. Hành lá bạn chỉ lấy phần lá, rửa sạch và cắt nhuyễn hình hạt lựu.
Bước 2: Đun nguyên liệu khô
Cho 100ml dầu ăn vào chảo trên bếp, cho thêm 3 muỗng canh đường vào và đảo nhẹ cho đến khi đường tan hết và ngả sang màu nâu.
Tiếp theo cho hỗn hợp gồm sấu, tỏi, hành tím và ớt đã sơ chế vào, cho 100ml nước lọc vào và đun với lửa lớn. Sau đó ta nêm 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh đường vào hỗn hợp và đảo nhẹ cho gia vị tan đều và hỗn hợp sôi thì cho 1kg chân giò đã sơ chế vào.
Bước 3: Om chân giò
Cho toàn bộ hỗn hợp trên vào nồi và đun với lửa lớn khoảng 45 phút, cho đến khi nước sệt lại, thấm sâu vị chân gì và giò mềm thì ta tắt bếp.
Xem thêm:
Trên đây là top 20 món ăn siêu ngon từ nguyên liệu là giò heo. Hi vọng với những thông tin về món ăn và công thức - cách làm món ăn, bạn đã có thể sẵn sàng bắt tay vào bếp mà không phải băn khoăn giò heo làm món gì ngon? Chúc bạn thành công!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.